Tình hình chất thải rắn sinh hoạt và biện pháp quản lý cho dịp tết 2022
1. Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt hiện nay
Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đã khiến cho rác thải sinh hoạt tại Việt Nam tăng không ngừng so với các nước trên thế giới. Đời sống con người ngày càng được nâng cao, không chỉ gia tăng về số lượng mà thành phần rác thải sinh hoạt cũng tăng theo, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh từ hoạt động ăn uống, sinh hoạt thường ngày của con người. Về cơ bản, thành phần của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các chất vô cơ (thủy tinh, kim loại, giấy, cao su…) và các chất hữu cơ (thực phẩm thừa, xác động thực vật.) và các chất khác. Hiện nay, túi nilong đang nổi lên như một vấn đề đo ngại trong quản lý chất thải rắn do thói quen sinh hoạt của người dân.
2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 – 2015 tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh so với giai đoạn 2005 – 2010. Theo số liệu thống kê được trong các năm 2015 đến 2020, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc là 37.682 tấn/ngày (năm 2015), 41.224 tấn/ngày (năm 2020), tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2021, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 52.000 tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP.HCM, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2015 – 2020 đạt trung bình 12% mỗi năm.
Rác thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng (đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học…). Rác thải rắn sinh hoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 – 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 – 18%.
3. Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Phương pháp xử lý chất thải rắn chính hiện nay của nước ta là chôn lấp, với kỹ thuật đơn giản. Thực tế cho thấy, các phương pháp xử lý rác thải tại nước ngoài áp dụng cho nước ta đều không hiệu quả do đặc thù rác thải chưa được phân loại tại nguồn. Hiện nay lượng rác ở đô thị được đưa đến bãi chôn lấp tập trung chỉ chiếm 60 – 65% lượng rác còn lại được vứt ở ao hồ, kênh rạch, ven đường.
Thực tế, tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt có nhiều bước tiến, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của chất thải rắn sinh hoạt.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội thành của TP.HCM đạt tỷ lệ 100% (trong đó tỷ lệ trực tiếp từ các hộ dân trong nội thành khoảng 95%, khoảng 5% còn lại các hộ dân không chuyển giao trực tiếp mà để rác dọc theo tuyến đường, các thùng rác công cộng, vớt rác trên kênh. Còn lại khu vực ngoại thành, tỷ lệ thu gom trực tiếp từ các họ dân khoảng 70 – 80%, do khu vực ngoại thành còn nhiều đất trống như ao, vườn, nên một bộ phận không nhỏ người dân khu vực ngoại thành tự xử lý hoặc vứt ra đất trống. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn còn thấp, trung bình đạt 40-55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tại các đô thị, việc thu gom rác thải sinh hoạt thường do Công ty môi trường đô thị thực hiện.
4. Nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt
Nguyên nhân của vần để ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng ngoài môi trường chính là:
- Công tác quản lý rác thải sinh hoạt đô thị chưa hiệu quả:
- Thường xuyên thiếu vắng lực lượng của chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý hoạt động xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nơi công cộng, đường phố, sông, kênh, rạch đặc biệt là rác thải ở khu vực các chợ, hầu hết các vụ xả thải bừa bãi chính quyền không biết ai là thủ phạm để xử lý do không phân công bộ phận, con người chuyên trách kiểm tra, xử phạt. Không thể chỉ áp dụng tuyên truyền, vận động để mong mỏi có chuyển biến tốt về tuân thủ pháp luật trong xả thải, cần có các đơn vị chuyên trách phát hiện, xử phạt kịp thời các trường hợp vi phạm để mang tính răn đe, việc xử phạt cũng có tác dụng giáo dục ý thức con người trong việc tuân thủ pháp luật.
- Vứt rác bừa bãi (rác xem như vô chủ, không biết đơn vị, hộ gia đình, cá nhân nào gây ra), địa phương không phân công đơn vị nào thu gom, xử lý để ngày này qua ngày khác, chỉ trông chờ vào Công ty Môi trường đô thị thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, nhưng phạm vi và địa bàn thu gom của công ty có giới hạn theo hợp đồng, không phải chỗ nào có rác là công ty phải thu gom. Nhiều tuyến đường công ty chỉ thu gom dưới lòng lề đường, không thu gom trên vĩa hè nên dù buổi tối lòng đường đã được quét dọn sạch nhưng sáng ra nhiều hộ dân thiếu ý thức lại đùa rác trên vĩa hè trước mặt nhà ra lòng đường gây ô nhiễm
- Thiếu cơ chế xử lý rác vô chủ (không biết ai thải), nhiều túi rác, xác súc vật, vật liệu xây dựng…rơi vãi trên đường phố từ sáng đến tối, không có và không biết cơ quan, đơn vị nào có trách nhiệm thu gom, xử lý.
- Hệ thống hạ tầng thu gom, xử lý rác sinh hoạt trong tỉnh còn yếu kém, thiếu bãi chứa rác hợp vệ sinh, thiếu phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác, còn nhiều khu vực đô thị chưa được thu gom rác, nhiều khu vực ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt chưa được xử lý.
- Năng lực thu gom của công ty môi trường còn yếu kém, thiếu đầu tư trang thiết bị chuyên dùng, lực lượng công nhân vệ sinh còn thiếu, nhiều tuyến đường, nhiều khu dân cư chưa được thu gom rác. Một số đường phố, đoạn sông, kênh vẫn còn nhiều rác trong khi đã có bố trí tuyến thu gom, quét rác, vớt rác do Công ty đảm nhiệm, nhiều nơi rác thải tại khu vực xung quanh thùng rác không được thu gom xử lý.
- Chưa cân bằng giữa đầu tư cho thu gom rác trên đường phố với thu gom rác trên sông.
- Tiêu thụ không bền vững gây vấn nạn đối với rác đô thị có nhiều sông rạch
Khuynh hướng sử dụng quá nhiều loại vật liệu nhẹ, dễ phát tán nhanh, lâu phân huỷ như bọc nylon, mướp xốp dùng chứa hàng thuỷ sản, hộp xốp chứa thức ăn, ly nhựa…đã tàn phá môi trường đô thị, làm xuống cấp cảnh quan nghiêm trọng.
- Quy hoạch không hợp lý tạo áp lực lên giải quyết vấn đề rác thải đô thị.
- Việc cho phép hình thành nhiều khu vực chợ ven sông, mua bán trên đường phố, trên sông, ven sông, sản xuất ven sông... gây nên tình trạng vô cùng khó khăn để kiểm soát rác thải. Tổ chức, cá nhân rất dễ xả rác xuống sông rạch với quan niệm rác sẽ tự động được dòng chảy đưa đi hoặc chìm xuống, khu vực khác bị ảnh hưởng, không ảnh hưởng gì đến ”Ta”
- Tình trạng sinh hoạt đường phố náo nhiệt không kiểm soát như hiện nay làm công tác quản lý môi trường vô cùng khó khăn, biến lòng lề đường trở thành nơi mua bán tuỳ tiện, xả rác tuỳ tiện (vừa không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, vừa làm mất mỹ quan đô thị).
- Ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của người dân, hộ dân, doanh nghiệp (kể cả trong cán bộ) còn thấp trong khi lực lượng kiểm tra, xử phạt hầu như không có, chưa hình thành, không ai sợ bị phạt” khi xả rác bừa bãi đã làm cho kỷ cương xã hội bị xem thường, kể cả công chức làm công tác bảo vệ môi trường khi đột xuất phát hiện vi phạm về xả rác cũng không thể xử lý.
- Chính quyền địa phương chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý rác thải, chưa nhận thức một cách tự giác về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, nhiều nơi buông lỏng quản lý càng làm cho vấn nạn rác thải thêm trầm trọng.
- Chúng tôi ý thức được việc kiểm soát hiệu quả việc gây ô nhiễm môi trường nơi công cộng đang có những khó khăn rất lớn, bên cạnh điều kiện chủ quan cũng có yếu tố khách quan như khó phát hiện kịp thời, sự thông luồng dòng chảy từ các dòng kênh rạch, do bất hợp lý của quy hoạch, sự phức tạp của quá trình phát triển tác động nhiều khi không lường trước các yếu tố ảnh hưởng xấu đến môi trường, do còn nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường; nhưng chúng ta phải chọn con đường phát triển bền vững, là bảo vệ môi trường, đó là phát triển tạo được thiện cảm của nhân dân, của cộng đồng, mang lại lợi ích lâu dài cho quốc gia, dân tộc, tạo được cơ hội phát triển cho thế hệ mai sau, nhận được sự tôn trọng, đánh giá cao của dư luận, bạn bè trong nước và quốc tế khi xây dựng đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
5. Đề xuất phương án khắc phục, giảm thiểu chất thải rắn cho dịp Tết 2022:
- Cần phát huy vai trò hạt nhân trong quản lý, kiểm soát hoạt động xả rác thải sinh hoạt, xây dựng thành phố, thị trấn xanh, sạch, đẹp. Kết hợp vai trò kiểm soát ô nhiễm về rác thải với chỉnh trang đô thị, quy hoạch cảnh quan. Chúng tôi đề nghị:
- Ban hành quy chế quản lý môi trường đô thị của từng địa phương để nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường đô thị. Quy trách nhiệm cho chính quyền cơ sở nếu buông lỏng trách nhiệm quản lý địa bàn, gây ô nhiễm môi trường. Quy chế phải có quy định cơ chế: kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng bao bì dễ phát tán, trôi nổi, rất khó phân hủy (hộp xốp đựng thức ăn, bọc ni lông, thùng xốp...) không để các loại rác này phát tán tràn lan ra môi trường; kiểm soát, xử lý rác thải vô chủ trên đường phố, sông, rạch và nơi công cộng.
- Giao trách nhiệm cho UBND các phường, xã, thị trấn tăng cường lực lượng kiểm tra, xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường tại phường, xã, thị trấn để kiểm tra xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng và sử dụng nguồn kinh phí này chi trả cho lực lượng xử phạt, xử lý ô nhiễm.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán trên vĩa hè, lòng lề đường, trên sông, ven sông. Thí điểm các đoạn phố, khu vực cấm hoạt động mua bán vĩa hè, lòng lề đường rút kinh nghiệm nhân rộng. Đối với khu vực tạm thời cho phép hoạt động trên, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm ra quy định về quản lý rác thải và kiểm soát thường xuyên việc chấp hành quy định, chịu trách nhiệm nếu lơ là gây tình trạng ô nhiễm rác thải kéo dài, đầu tư đủ phương tiện, dụng cụ thu gom để làm cơ sở chấm dứt xả thải bừa bãi trên đường phố công cộng như hiện nay.
- Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp, vừa kết hợp tuyên truyền giáo dục, vừa áp dụng chế tài phạt tiền kết hợp với công khai rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về các tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử lý nhằm tạo hiệu ứng trong xã hội, lên án hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức khen thưởng, tuyên dương tổ chức, cá nhân tốt có đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường, tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Trước mắt cần bổ sung nguồn kinh phí đủ để vớt rác trên sông, thu gom rác ở các khu vực công cộng đang tồn đọng rác thời gian dài, để trả lại cảnh quan xanh đẹp cho đô thị đồng thời kiểm tra thường xuyên, xử phạt nghiêm khắc các hành vi xả rác. Muốn vậy phải tổ chức lại lực lượng kiểm tra, tăng kinh phí hoạt động, đầu tư trang thiết bị thu gom, ban hành quy định vệ sinh môi trường, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể hàng ngày, hàng tuần
- Đầu tư lắp đặt camera giám sát đối với khu vực ô nhiễm môi trường có tính phức tạp, thường xuyên, khó phát hiện, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ, để UBND các phường, xã theo dõi, xử phạt.
- Các sở, ngành cần có sự hỗ trợ địa phương trong việc xử lý rác, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.
Cả nước hiện có gần 100 bãi chôn lấp chất thải rắn, tuy nhiên chỉ có 20 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh có thể gây ra ô nhiễm môi trường đất, không khí và đặc biệt là nước thải rỉ rác từ các bãi chôn lấp. Trong khi ở các nước tiên tiến, với công nghệ kỹ thuật hiện đại, họ xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách ủ phân compost, không chỉ giải quyết được vấn đề rác thải mà còn đem lại lợi ích kinh tế. Hiện nay, việc khống chế mùi hôi tại các bãi chôn lấp được thực hiện bằng việc phun các chế phẩm sinh học và được thực hiện thủ công, điều này có thể gây nguy hiểm cho công nhân.
- Phương pháp đốt thường được ứng dụng trong xử lý rác thải nguy hại, chủ yếu là chất thải y tế. Chất thải rắn sinh hoạt thường chứa độ ẩm cao do đó phương pháp đốt không hiệu quả. Mặt khác, việc đầu tư một lò đốt công nghiệp thường yêu cầu kinh phí khá lớn. Công nghệ đốt nếu vận hành không đúng kỹ thuật sẽ sinh ra các chất làm ô nhiễm không khí, do đó cũng cần có hệ thống xử lý khí thải khi áp dụng phương pháp đột.
- Phương pháp sản xuất phân hữu không phổ biến và chỉ giải quyết được một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt. Việc đầu tư dây chuyền công nghệ để sản xuất phân hữu cơ cũng khá tốn kém. Mặt khác, việc sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa được phổ biến rộng rãi, vì thế nguồn cung không lớn. Nếu phân hữu cơ không có ưu điểm vượt trội thì rất khó cạnh tranh với các loại phân bón truyền thống.
Trước tình hình này, vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý rác thải phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà khoa học, các cấp chính quyền. Làm thế nào để lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp với tính chất rác thải cũng như điều kiện kinh tế nước ta đang là một câu hỏi khó.
6. Quản lý và thu gom chất thải rắn ở một số nước tiên tiến
Ở nhiều quốc gia Châu Âu và một số nước tiên tiến Châu Á đã quản lý chất thải rắn thông qua hoạt động phân loại nguồn, mang lại hiệu quả xử lý cao, đem lại lợi ích cao về kinh tế và môi trường. Tại các nước như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức… việc phân loại rác thải tại nguồn được quản lý chặt chẽ và nền nếp.
Đối với các chất rắn tái chế được như thủy tinh, giấy, bao bì hộp…được thu gom vào các thùng chứa riêng biệt. Với các thải hữu cơ như thực phẩm thừa, rau củ…được phân loại trong những túi hoặc thùng riêng biệt để đưa đến các nhà máy sản xuất phân compost. Thông thường, rác thải từng loại được chứa trong các thùng riêng biệt với màu sắc khác nhau để dễ phân biệt. Đơn cử như Singapore là đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được như vậy, chính phủ nước này đã quản lý chặt chẽ công tác thu gom và xử lý chất thải rắn, ban hành pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý tốt hơn. Nhìn chung, chiến lược xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các nước tiên tiến là hạn chế chôn lấp, xử lý theo hướng tái chế, tái sử dụng, tiết kiệm năng lượng, phát triển công nghiệp tái chế chất thải.
7. Xử lý rác thải trong gia đình
Cách tốt nhất để xử lý rác thải là hạn chế việc xả rác. Chúng ta hãy hạn chế trong việc mua sắm, hạn chế sử dụng những thứ không cần thiết. Thay vi sử dụng bao ni lông như một thói quen, hãy sử dụng các bao bì bằng vật liệu thân thiện hơn với môi trường. Hãy sử dụng các vật liệu có thể tái được, sau khi sử dụng, thu gom và có thể bán lại cho các hộ mua thu phế liệu. Càng ít rác thải chúng ta càng giúp cho môi trường Việt Nam ngày càng được cải thiện.
Để góp phần bảo vệ môi trường, điều cần thiết là bạn cần phân loại rác như thế nào cho đúng cách để chắc chắn rằng các loại rác thải được phân ra đúng loại. Để làm được điều này, bạn cần biết chất thải nào tái chế được và không tái chế được. Khi đã thực hiện được tốt việc phân loại rác thải, không chỉ mang ý nghĩa cải thiện về mặt môi trường và còn mang ý nghĩa kinh tế. Xử lý rác thải trong gia đình hiệu quả sẽ giúp môi trường sống trở nên tốt hơn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thực được việc này. Vì vậy để nâng cao nhận thức của mỗi các nhân, tổ chức trong việc giảm thiểu và phân loại rác thải sinh hoạt, các cơ quản lý nên có những chính sách tuyên truyền, vận động cho người dân thực hiện. Mặc dù Luật bảo vệ môi trường 2015 ra đời cũng đã phần nào cải thiện đáng kể tình hình rác thải của nước ta, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Nên có những chính sách pháp luật nghiêm khắc hơn về môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực rác thải sinh hoạt.
Thiết nghĩ, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước nên có những chính sách quản lý kiểm soát chặt chẽ hơn trong vấn đề xử thu gom xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.
Xem thêm Chi tiết thuyết minh dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị