Chi tiết dịch vụ

Câu chuyện thư giãn cuối tuần

Các câu chuyện ngụ ngôn về sát sinh & phóng sinh

I. TẤM GƯƠNG VỀ HẢO TÂM & LÒNG TRẮC ẨN

Những khổ đau do sát kiếp gây ra trong thế kỷ này khi so sánh với quá khứ thì còn nặng nề hơn rất nhiều. Sát sinh là nguồn gốc của chúng. Mức tiêu thụ thịt tăng là nhân của sát kiếp trong khi quả là chiến tranh, bệnh dịch, nạn đói và các thảm họa, thiên tai khác. Khi con người nhận lấy quả của mình, họ sẽ lại tự tạo ra thêm kiếp chướng. Và rồi sau này họ sẽ lại nhận tiếp quả tương ứng. Vòng xoáy giết chóc và ăn mặn lẫn nhau cứ tiếp tục và cuối cùng trở thành “khổ hải vô biên”.

Con người sợ hãi hậu quả khi giết chóc, nhưng không may là họ lại vô tâm về những khổ đau mà động vật chịu đựng khi bị giết thịt. Thực ra, các hành động đó không khác gì tự giết và ăn thịt bản thân, cha mẹ, anh chị em, họ hàng và bạn bè của mình. Kinh Lăng Già đã nói: “Mọi chúng sinh đều ở trong luân hồi. Vì vậy, đã là chúng sinh thì sẽ liên quan với nhau, không là cha mẹ thì là con cái, không là chồng thì là vợ, không là bạn bè thì là họ hàng. Tuy nhiên, chúng sinh có thể luân hồi thành chim, thú hay động vật khác khi đầu thai. Vậy thì tại sao ta lại độc ác đến mức ăn thịt chúng ? Từ đó, tội ăn mặn là không thể tha thứ.

Những người có lối sống đạo đức ở Tuyền Châu mong muốn cứu rỗi mọi người khỏi sát kiếp. Vì vậy họ lập nên “Ta-Tong Life Liberating Society” để giúp con người biết được thế nào là hảo tâm và lòng trắc ẩn, hi vọng rằng họ sẽ hiểu việc ăn mặn là không nên làm. Nếu con người có thể kiêng mặn, họ sẽ không tạo sát kiếp và từ đó không phải chịu quả của mình. Thậm chí chúng ta có thể coi đây là một hành động thể hiện lòng yêu mến và bảo vệ động vật. Từ đó chúng ta gián tiếp bảo vệ chính bản thân mình. Nếu mọi người có thể dứt khoát ngừng sát sinh thì ta sẽ mang lại hòa bình cho cả thế giới.

Nhưng kể cả khi mọi người liên tục phóng sinh thì cũng chỉ đến một mức độ nào đó mà thôi. Nếu con người tiếp tục ăn mặn thì sẽ không thể kết thúc vòng xoáy giết chóc này. Những người phóng sinh không phải chịu sát kiếp nhưng họ không thể giúp người ăn mặn khác thoát khỏi quả của sát kiếp. Vì vậy những người đức hạnh đó đã lấy các câu chuyện ngụ ngôn cổ và tập hợp lại thành cuốn sách “Tấm gương về hảo tâm & lòng trắc ẩn” và truyền lại cho những thường dân khác với hi vọng họ có thể tìm được lòng hướng thiện của mình để cố gắng ăn chay niệm phật cùng với kiềm chế bản thân không sát sinh.

Cầu cho những người ăn mặn có thể hướng thiện và đối xử với chúng sinh như bản thân và với bản thân như chúng sinh. Theo thời gian sau này, cho dù có bị ép buộc thì con người cũng sẽ không ăn mặn.

Hơn nữa, khi làm giỗ và cúng tổ tiên hay tổ chức tiệc hoặc cỗ, cứ phải giết thịt động vật thì mới thể hiện thành kính ư? Tại sao không thể thay thế thịt bằng đồ chay?

II. LỜI NÓI ĐẦU

Mọi chúng sinh đều có Phật tính, đều có thể thành đắc đạo thành Phật. Phật tổ luôn coi chúng sinh chính là Phật. Phạm Võng Kinh đã nói: “Ta đã đắc đạo thành Phật còn ngươi thì chưa. Nếu người tin vào Phật thì hãy giữ mọi giới”.

Về Mười điều lành trong Kinh Phật đã nói: “Người ăn mặn thường dễ bị bệnh. Họ phải có tâm hướng thiện, chấp nhận và giữ cho mình không phạm vào sát giới.”

Trong Kinh Giới luật của U-bà-tắc có nói: “ Vì sát sinh, chúng sinh sẽ tổn thọ. Họ sẽ mất đi tài sản và thân nhân. Họ phải chịu mọi loại kiếp và họa. Sau khi rời khỏi cõi trần, họ sẽ phải xuống địa ngục”.

Kinh Thủ lăng nghiêm nói: “Người ăn thịt dê và khi con dê chết, nó trở thành người. Điều này cũng đúng với với các sinh vật khác vì chúng ăn thịt lẫn nhau trong vòng luân hồi. Kiếp chướng sẽ tuần hoàn liên tục mà không kết thúc. Bởi vì những nhân quả đó, chúng sinh sẽ mãi đầu thai trong vòng luân hồi cho dù có qua trăm ngàn kiếp”.

Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã dạy: “Chúng sinh hãy quý trọng sinh mạng của mình, trong khi Chúng Phật quý trọng tất cả chúng sinh. Nếu ta có thể cứu rỗi chúng sinh, đó chính là lập địa thành Phật”.

Theo như Đại Viên Trí Luận: “Trong mọi kiếp, nặng nhất là sát kiếp. Trong mọi đức hạnh, cao nhất là phóng sinh”.

Bên cạnh việc đọc kinh Phật, tôi cũng đọc các tài liệu của danh sư Lianchi về kiêng sát sinh và phóng sinh. Tôi đã rung động bởi lòng hảo tâm và trắc ẩn của ông. Tôi đã ngộ ra rằng bảo vệ sinh mạng bằng cách kiêng sát sinh là đức hạnh cao nhất. Và vì đó tôi đã soạn ra quyển sách này với hi vọng chúng sinh sẽ không phải chịu sát nghiệp. Tôi chỉ có thể mong rằng mọi người sẽ suy nghĩ sâu sắc hơn và ăn năn về nghiệp của mình. Cầu cho họ có thể kiêng điều ác và cầu cho họ làm theo điều lành. Cầu cho họ quý trọng mọi sinh mạng, từ đó kiêng mọi loại hành động sát sinh. Cầu cho họ đối xử và bảo vệ mọi sinh mệnh như cách họ làm với người thân và bạn bè mình. Vì từ những hành động đó, họ sẽ có thể sống hòa hợp với tự nhiên như những thánh nhân và tiên sư trong quá khứ.

1. Sự đau khổ của nai mẹ

Ngày xưa có Hứa Chân Quân, một tráng sĩ vốn say mê thú săn bắn và ưa thích cảnh trí rừng núi thiên nhiên. Thoắt nhiên, một chú nai con từ trong rừng vọt ra. Hứa Chân Quân mừng rỡ, trương cung, lắp tên; rồi một lằn tên phát ra, chú nai con lảo đảo. Tráng sĩ sung sướng, toan chạy vội tới; bỗng thấy một con nai mẹ từ đâu phóng đến. Nai mẹ đến nơi, thấy nai con đang bị thương nằm quằn quại, mắt nó tuôn lệ, liền lấy lưỡi liếm vết thương cho conQuang cảnh ấy diễn ra trong khoảng chừng một bữa ăn, thì nai con lăn ra bất động. Nai mẹ xiết nỗi bi thảm xót thương, nằm quằn quại trên mặt đất được một lát liền tắt thở.

Hứa Chân Quân mang cả hai về nhà. Khi mổ bụng nai thấy ruột gan của nó đã vỡ nát, Chân Quân đã cực kì đau khổ. Hối hận về việc mình đã gây ra, tráng sĩ đã bẻ gãy cung tên của mình và thề sẽ không bao giờ đi săn nữa.

Súc sinh cũng như con người, chúng cũng yêu quý hậu duệ của mình. Chúng cũng đau khổ khi bị chia lìa khỏi thân nhân. Nai mẹ yêu thương con của mình sâu sắc và không muốn bỏ con lại. Sự đau đớn khi âm dương cách biệt đã khiến nai mẹ chết theo một cách thảm thương.

Sau này, Hứa Chân Quân được nhà Tấn phong chức Hiếu Liêm huyện Kỳ Dương nhờ trung hiếu, nhân nghĩa, cần kiệm, nhẫn nhục. Tuy nhiên, ông đã từ quan về ẩn cư khi nhận ra loạn thế của triều Tấn. Ông cùng với Ngô Quận lên núi tầm tiên đạo. Sau khi học được đạo trường sinh, ông đã vân du khắp nơi giúp đỡ dân chúng bằng đạo pháp của mình.

Tấn Võ Đế niên hiệu Ninh Khang năm thứ hai, Hứa Chân Quân đã ngộ ra Chân Đạo tại Tây Sơn của Hồng Châu. Sau khi mất, ông tiếp tục giúp đỡ thế nhân theo nhiều cách khác nhau. Tống Thái Tổ đã phong cho ông danh hiệu “Cửu Châu Đô Tiên Sái Sử Cao Minh Thái Sử”.

2. Đứt lưỡi vì dao mổ trâu

Trước đây, ở vùng Giang Tô, huyện Thường Thục cạnh sông Hoàng Hà, trong ngôi nhà tranh lụp xụp, có một người sống bằng nghề giết trâu họ Hứa. Cứ mỗi lần người ấy sắp làm thịt trâu, thì đầu tiên là cắt lưỡi nó. Tội cho những con trâu bạc phước, đang còn sống mà bị người cắt lấy lưỡi, đau đớn vô cùng, rống tiếng kêu đau. Vậy mà người ấy không chút động lòng, thản nhiên coi như là chuyện bình thường.

Khi hoàn tất công việc, người kia đem lưỡi trâu về nhà ngâm rượu, đúng ngày đem ra nhâm nhi, hả hê với thức ăn đặc biệt do mình chế biến.

Có một hôm, ông để con dao mổ trâu phía trên cánh cửa ra vào, chợt nghe tiếng hai con chuột kêu rúc rích trên ấy. Tò mò, ông muốn biết xem chúng làm gì, nên bước lại gần ngước đầu nhìn lên. Thì ra hai con chuột già nghe mùi tanh từ con dao mổ, chúng tưởng có thức ăn ngon nên đến giành nhau, nào ngờ con dao rơi xuống trúng ngay vào miệng của Hứa đồ tể, khiến cho đầu lưỡi của ông ta đứt lìa và chết ngay tại chỗ.

Thử nghĩ, người đồ tể kia một đời sát sinh hại vật, thói quen thành nghiệp nên dửng dưng trước những đau đớn của loài vật. Ưa thích rượu thịt, cắt lưỡi chúng sinh tội nhiều biết bao!

Nếu lường trước được ngày hôm nay, thì có lẽ ông nhận ra ngay cái lý nhân quả nghiệp báo mà dè dặt từng hành động, không để cho tâm hiếu sát của mình dấy động, dừng dao tạo nghiệp, không gây thương tổn cho loài vật như thế!

3. Dùng voi chở nước

Từ khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni giáng sinh nơi cõi đời này, thuyết pháp giáo hóa muôn loài, chúng sinh mới hiểu được lý nhân quả báo ứng, sát sinh, phóng sinh. Trong kinh Kim Quang Minh, Phẩm Lưu Thủy trưởng giả tử có nói về tiền thân của ngài khi còn hành đạo Bồ Tát, đã trải lòng từ bi dùng voi chở nước cứu mạng chúng sinh.

Thuở xưa, ở Ấn Độ có một hiền giả, là con của một vị trưởng giả, có lòng nhân từ. Ngày kia, nhân có việc ra ngoài, nhìn thấy bên cạnh núi có một ao nước rộng lớn đang bị khô cạn. Trong hồ, có một đàn cá đến hàng vạn con đang sống. Trên trời thì nắng gắt, còn dưới ao lại cạn khô dần trong nay mai, tất cả những con cá đều đang nằm thoi thóp chờ chết.

Vị hiền giả thấy rồi liền sinh lòng thương xót, lập tức về triều, vào cung yết kiến quốc vương, xin vua mở rộng lòng từ bi cấp cho 20 con voi trắng lớn để vận chuyển nước về đổ vào ao, giúp cho những loài động vật kia thoát nạn khô cạn. May thay vị quốc vương này là Phật tử, trước đã quy y Tam bảo. Sau khi nghe lời cầu thỉnh của vị hiền giả, quốc vương hoan hỷ chuẩn tấu.

Sau đó, hai cha con hiền giả cùng đi đến quán rượu, mượn nhiều bình chứa rượu lớn, cho nước vào đầy rồi dùng voi chở đến đổ vào ao khô. Cứ mang nước đến rồi trở về lấy nước, nhiều lần qua lại mà không cảm thấy mệt nhọc chút nào, chỉ nghĩ đến sự sống còn của bầy cá dưới ao mà cố gắng không ngừng. Ông trời hình như cảm động tấm chân tình đó, nên đã bắt đầu rưới xuống những trận mưa lớn, thấm nhuần muôn loài cùng vạn vật, ban sự sống cho muôn vạn sinh linh. Cuối cùng, hàng vạn mạng sống trong hồ đã được cứu sống.

Vị hiền giả thấy thế lòng vô cùng hoan hỉ, lại còn vì đàn cá nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã... Đàn cá số đông đến vạn con, đã có phúc duyên được cứu sống lại nhờ nghe pháp, hiểu rõ đạo lý nhân quả báo ứng, phát tâm bỏ ác làm lành, nên ngay trong ngày cùng bỏ thân cá, thần thức thác sinh lên cõi trời, hưởng phước vô cùng.

4. Kêu Rên Suốt Ba Tháng

Ánh đèn leo lét như hạt đậu, chập chờn đong đưa theo chiều gió. Người ta thấy trong quán thịt chó không còn một ghế trống. Những người thích ăn thịt chó cứ liên hồi gọi chủ quán, do đó tạo nên một không khí náo nhiệt lạ thường.

Bên phải ở phía sau quán, Tào Thăng Nguyên mang một con chó đã bị giết chết bỏ vào trong một cái chum. Y lấy nghề giết chó làm kế sinh nhai, lại mở ra quán bán thịt chó, công việc buôn bán quả nhiên trở nên phát đạt. Y lại thuê thêm một người giúp việc. Người này cao hứng thì thầm với y: 

- Anh Tào, con chó này béo và ngon quá!

Tào Thăng Nguyên cười đắc ý nói:

- Lão đệ! chú mày thật là sành nghề, con chó này chúng ta kiếm chác ít nhất là ba mươi lăm đồng tiền lời.

Chủ và người làm, hai người ngồi bên cái chum đang bận rộn với công việc mài dao, nhóm lửa để chuẩn bị chế biến con chó đã bị giết.

Đột nhiên, con chó đã bị họ giết từ trong chụm nước phóng ra và cắn vào cổ y. Tào Thăng Nguyên kêu lên thất thanh. Khách khứa trong quán rời khỏi chỗ ngồi chạy bổ đến xem. Mọi người tận mắt chứng kiến cảnh xác con chó cắn Tào Thăng Nguyên, máu tươi chảy ra lai láng khiến ai nấy không dám nhìn.

Tào Thăng Nguyên bị chó cắn liền nhờ người đi thỉnh mời thầy thuốc giỏi đến trị liệu. Song không một loại thuốc nào có công hiệu, vả lại vết thương ngày một lan ra. Tào Thăng Nguyên đau đớn vạn phần, nhức nhối tận tim gan, kêu than suốt ngày đêm. Sau hơn ba tháng thì y qua đời.

Kể từ đó, những thực khách thích ăn thịt chó biết được sự việc của Tào Tăng Nguyên thì không một ai còn dám ăn thịt chó nữa.

5. Chú tiểu Sa Di cứu đàn kiến

Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Thầy của chú có thể đoán biết trước được chuyện tương lai. Lần đầu tiên mới gặp, vị thầy xem tướng biết thọ mạng của chú học trò nhỏ này sẽ kéo dài không lâu. Ngày nọ, ông tính ra và nhận thấy rằng chú học trò này chỉ còn sống được bảy ngày nữa thôi. Vị thầy rất buồn.

 Ông ta gọi người đệ tử lại và bảo rằng: “Này con, đã lâu lắm con không được gặp mẹ con. Thầy nghĩ con cần nghỉ một thời gian để về nhà thăm mẹ con và sau tám ngày hãy trở lại đây”. Vị thầy dạy như vậy với hy vọng rằng chú tiểu Sa Di có thể chết tại nhà cha mẹ của chú. Khi người đệ tử đi rồi, vị Thầy cảm thấy rất buồn cho chú. Ông ta nghĩ rằng ông không bao giờ có thể gặp lại chú nữa.

Tám ngày sau, người đệ tử trở lại. Vị thầy rất vui mừng và ngạc nhiên thấy chú vẫn khỏe mạnh. Chú không lộ vẻ gì giống như người sắp lìa đời. Cuối cùng, vị thầy muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Ông liền bắt đầu nhập định và sau đó biết rõ sự việc. Hôm đó, chú tiểu Sa Di trên đường về nhà đã dùng một khúc cây để cứu một đàn kiến khỏi bị lũ lụt nuốt chửng.

Vị thầy mừng rỡ và nói với người đệ tử: “Ta bảo con trở về thăm nhà vì ta biết chắc rằng con sẽ chết trong vòng bảy ngày. Do lòng từ bi khi cứu đàn kiến mà con được sống lâu. Các thánh nhân đã dạy rằng: ‘Cứu một mạng sống, phước đức lớn hơn xây dựng một ngọn tháp bảy tầng’. Con cứu hàng trăm chúng sanh, con sẽ được sống trường thọ”.

Người đệ tử không bao giờ quên lời thầy dạy. Chú đã nỗ lực tu hành và trở thành một đại sư. Chú đã sống rất trường thọ, sau đó tọa hóa thành Phật, không phải đầu thai chịu khổ đau trong lục giới luân hồi nữa.

6. Tôn đại phu thả cá chép

Ngày xưa, có một vị đại phu già tên Tôn. Ông rất hiền lành, và nhất là có lòng thương yêu loài vật. 

Vào một ngày mùa thu đẹp trời, trong khi ông đang đi dạo chơi ngoài làng, thình lình ông gặp một ngư dân bắt được một con cá chép. Con cá chép nhìn Tôn đại phu tha thiết như cầu khẩn ông hãy cứu nó. Ông Tôn không muốn nhìn thấy con cá chép chết, cho nên đã lấy tiền ra mua con cá chép rồi ông mang cá ra gần bờ ao và thả cho nó bơi đi. 

 Vài ngày sau, khi ông đang thiu thiu ngủ thì mơ thấy một người mặc áo màu xanh lục bước vào nhà và bảo đại phu Tôn đi theo ông ta. Người lạ mặt dắt ông Tôn đến một lâu đài tráng lệ. Long Vương tiếp đón ông Tôn và nói: “Ðứa con của ta đi ra ngoài chơi, nếu Tôn đại phu không cứu giúp nó, ta sợ rằng nó đã không bảo toàn được mạng sống. Đúng ra ngươi giờ phải chết nhưng ta sẽ ban cho ngươi thêm 12 năm tuổi thọ”.

Tôn đại phu cứu cá chép khi ông 48 tuổi. Sau này ông sống đến 60 tuổi mới qua đời, không bị bệnh tật gì và có rất nhiều con cháu.

7. Những con chim lo việc hậu sự

Ngày xưa, có một vị ẩn sĩ sống trong một túp lều nhỏ tên là Tôn Lương. Ông ta rất nghèo, nhưng tính tình chân thật và có lòng thương loài vật. Ông ta làm nhiều công việc lặt vặt. Và tiền ông kiếm được rất ít. Khi thấy con vật nào bị sập bẫy, nếu có đồng nào, ông liền mua con vật đó để thả cho nó chạy vào rừng. 

Bằng cách này, ông đã cứu thoát vô số loài vật, nhưng ông không thể để dành được nhiều tiền, do đó ông vẫn rất nghèo. Khi đến tuổi già ông phải đi xin ăn để sống qua ngày. Khi trên 70 tuổi ông quá yếu phải nằm trên giường không ngồi dậy nổi và ít lâu sau, ông từ trần. 

Tôn Lương không có bạn bè và thân nhân. Ông nghèo đến nổi không có tiền để mua một chiếc hòm. Ðối với người Trung Hoa, điều bất hạnh nhất là khi mình chết mà không có ai lo việc chôn cất. Ông Tôn Lương cũng không có một người thân chăm sóc. Ða số những người láng giềng đều nghèo như ông. Họ không hay biết là ông đã qua đời, nhưng dù họ có biết chăng nữa, chắc chắn họ cũng không có đủ tiền để sắm nổi một chiếc hòm và lo việc mai táng cho ông. 

Vào buổi sáng sau khi ông Tôn Lương mất, những người hàng xóm ngạc nhiên thấy trên trời hiện ra đầy chim từ khắp nơi bay đến chỗ túp lều của ông. Láng giềng đổ xô lại xem việc gì đã xảy ra. Họ thấy ông Tôn Lương đã qua đời trên giường. Rồi họ ngạc nhiên thấy mỗi con chim ngậm nơi mỏ của chúng một ít đất và nhả đất này xuống thân thể của ông Tôn Lương. Ðàn chim bay lại để tỏ lòng biết ơn và lo việc mai táng cho người đã từng cứu sống chúng. 

Hàng nghìn và hàng nghìn con chim đã bay đến. Chúng bay lui bay tới. Đến trưa, chúng đã thả đất lấp đầy túp lều của ông; và xây thành một nấm mộ cho ông Tôn Lương. 

Những người hàng xóm đều vô cùng xúc động khi nhìn thấy cảnh tượng này. Từ đó về sau, họ không bao giờ đặt lưới hay bẫy sập một con vật nào.

8. Quả báo của một việc làm ác

Ðời nhà Ðường bên Trung Hoa có một nông phu rất tàn ác. Trưa hôm nọ, ông ta ra xem xét công việc ngoài đồng ruộng. Ông ta thấy con bò bên nhà hàng xóm chạy lạc vào đám ruộng của mình. Nó đang gặm lúa và dẫm đạp hoa màu. 

Người nông dân vô cùng tức giận và mắng chửi con bò. Con bò nhận biết mình có lỗi nên nó đã cúi đầu xuống và tỏ vẻ hối tiếc nhưng người nông dân vẫn không tha. Ông ta đã nắm sừng ghì chặt đầu con bò xuống và dùng dao cắt cái lưỡi của nó. Con bò vô cùng đau đớn, nhưng cũng không kêu van gì được. 

Về sau, người nông dân này đã lập gia đình và có ba đứa con. Nhưng đứa nào cũng bị câm nửa năm đầu trước khi chúng biết nói. Ông không hiểu tại sao mấy đứa con của ông đều bị câm. Ông đưa chúng đi khám nhiều đại phu danh tiếng nhưng không một loại thuốc nào của họ này cho có thể chữa lành được.

Những người xung quanh liền nhớ lại khoảng mười hai năm trước ông ta đã cắt lưỡi của một con bò đực. Họ hiểu rõ nguyên nhân tại sao ba đứa con của người nông dân bị câm. Chính do nhân tàn ác người nông dân đó gây ra đã mang lại quả báo khổ đau cho mấy đứa con trong gia đình ông ta.

9. Tai kiếp có thể tránh được nếu có lòng trắc ẩn

Vào đời Minh, có một người họ Vương rất mộ Phật. Ông thường đọc kinh và dâng hương lễ Phật đầy đủ mỗi ngày. Thời đó, thế gian loạn lạc, thiên tai xảy ra khắp nơi làm Vương phật tử rất lo lắng. Nghe nói có vị Phật sống có thiên nhãn nhìn thấu quá khứ và tương lai ở Tiểu Đông Thiên, ông liền tìm đến bái kiến.

Sau khi dâng hương, Vương phật tử hỏi: “Hiện giờ thiên hạ chiến hỏa khắp nơi, giặc cướp nổi lên như rươi. Đại sư có thể nói cho tại hạ biết làm cách nào có thể cứu chúng sinh khỏi bể khổ hay không?”. Phật cười mà trả lời: “Nếu thế nhân có thể ngừng sát sinh mà chuyên tâm phóng sinh thì sẽ thoát khỏi khổ ải”. Nói xong, Phật sống tiếp tục nhắm mắt nhập định.

Lời nói thêm:

Thế giới hiện nay chìm trong chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai cả nhân tạo lẫn tự nhiên. Nguyên nhân của những chuyện này là do sát nghiệp. Chúng xảy ra không phải do hồn ma hay oán linh. Chúng cảnh báo mọi người trên thế giới hãy ngừng sát sinh. Nếu con người có thể làm như vậy, người đó sẽ tránh được nghiệp chướng. Nếu một gia đình có thể làm như vậy, họ sẽ tránh được nghiệp chướng. Nếu một làng, một tỉnh, một huyện, một đất nước có thể làm như vậy, toàn bộ nhân dân sẽ tránh được nghiệp chướng. Con người ta cho rằng thiên tai và thảm họa là do ông trời. Họ không hiểu rằng nguyên nhân là do bản thân. Chính con người tự tạo ra nghiệp chướng cho mình dưới dạng các thảm họa và thiên tai đó. Nếu một người có thể lập lời thề không sát sinh và năng phóng sinh, vậy thì kể cả khi người đó gặp hiểm nguy, ra chiến trường hay đối đầu với nạn đói và dịch bệnh, bản thân vẫn sẽ được an lành. Nếu mỗi người có thể tin và làm theo, vận lành sẽ luôn theo họ. Từ xưa đến nay chuyện thiện giả thiện lai, ác giả ác báo luôn luôn ứng nghiệm. Thực tế đã có rất nhiều bằng chứng  lịch sử về nhân quả. Vậy thì tại sao thế nhân vẫn còn ngần ngại mà không ngừng sát sinh ?

10.   Phóng sinh được trường sinh

Vào đời Tiền Ðường, ông thái thú họ Ðồ ở tỉnh Tích Giang bên Trung Quốc một hôm bỗng nhiên mắc bệnh nguy kịch. Thầy thuốc lại bốc nhầm thuốc nên tính mệnh của ông càng thêm nguy kịch. 

Ðồ thái rất ăn năn vì nghiệp chướng của mình. Ông phát nguyện sẽ dùng hết cuộc đời để giúp đỡ mọi người. Việc tu tập quan trọng nhất của tôi hiện nay là tụng kinh sám hối và cứu độ tất cả chúng sanh trên thế giới. Ngoài ra các việc khác tôi không thiết tha gì nữa.” 

Thế rồi, một hôm ông nằm mộng thấy đức Quán Thế Âm Bồ Tát đến nói: “Ðời trước, ngươi làm quan nước Sở, mặc dù tánh tình ngay thật, nhưng khi gặp việc công ngươi tỏ ra quá nghiêm khắc nên đã gây tổn hại cho nhiều người mà đáng lý ra thì có thể tránh được. Ngươi không ích kỷ hoặc tham lam, nhưng các hành động trên của ngươi đã khiến ngươi bị mất bỗng lộc. Hơn nữa vì thường hay sát sinh, ăn nhiều thú vật nên gặp quả báo đoản mệnh, chết sớm.

“Cũng may là trong lúc lâm trọng bệnh đã giúp ngươi thức tỉnh phát thiện nguyện kiên cố. Ngươi đã phát tâm cứu đời, giúp người, không có lòng oán hận bất cứ ai. Tâm địa của ngươi như vật rất tốt. Chỉ có phước đức phóng sinh mới có thể giúp ngươi tăng thêm tuổi thọ. Ngươi nên thả hết các thú vật bị nhốt trong lồng hoặc cứu sống Những con vật sắp bị giết thịt. Nhờ vậy mà ngươi sẽ có được nhiều bỗng lộc hơn. Ngươi phải thận trọng cố gắng mà tiếp tục thực hiện.” 

Sau khi tỉnh giấc, thái thú Ðỗ bảo người nhà không được sát sinh mà lại còn xuất tiền ra mua loài vật phóng sinh. 

Quả nhiên, mùa Ðông năm ấy ông được thăng chức và có lệnh thuyên chuyển đến làm thái thú quận Cửu Giang và mùa xuân năm thứ hai thì ông hoàn toàn hết bịnh. Thái Thú cảm niệm ân đức cứu độ của đức Quán Thế Âm Bồ Tát và chư Phật. Ông luôn luôn nhớ lời phát nguyện cứu giúp mọi người. Ðể thực hiện điều này, thái thú đã dạy người khác không được sát sinh mà nên phóng sinh.

Ðối xử với người ông hết sức nhân từ, thành thực và làm tốt các trách nhiệm của mình. Về sau ông hưởng được tuổi thọ khá cao, không bệnh mà mất.

 

 

11.   Tái sinh thọ phước

Ngày xưa tại Tô Châu, Giang Tô có một người tên Vương Đại Lâm. Suốt đời ông thường yêu thương các sinh vật và thường mua chúng phóng sinh ròng rã mười năm trời, ngày nào cũng thế.

Khi nào ông thấy mấy đứa trẻ trong làng bắt các loại cá chim thì liền xuất tiền ra mua chúng phóng sinh, đồng thời khuyên các em:

"Này các em thiếu niên, trăm nghìn lần không nên giết hại. Các em có thấy một con chim nhỏ ở trong rừng không? Nó đang vui thú biết bao, nhưng sau khi bị bắt, thì cha mẹ nó sẽ xót xa, đau đớn muôn phần. Con cá trong nước cũng vậy. Nó đang sảng khoái, bơi qua bơi lại, trông có vẻ rất khả ái; vì sao lại bắt nó, khiến cho nó phải chịu những nỗi oan khổ? Vì thế, các em không nên giết hại chúng".

Sau đó, các em nhỏ về nhà thuật lại những lý lẽ ấy với cha mẹ chúng, khiến cha mẹ chúng cũng rất cảm động.

Năm ấy, Vương Đại Lâm đột nhiên lâm bệnh rồi chết. Trong lúc chết , ông mơ màng nghe tiếng nói của thần linh, nửa tin nữa ngờ, thần bảo:

"Này Vương Đại Lâm, vì bình nhật ông ăn chay, phóng sinh nên ta cho hưởng thọ thêm ba mươi năm nữa".

Đến chừng tỉnh lại, hóa ra đó là một giấc mộng mà bệnh ông cũng dần dần bình phục.

Về sau, Vương Đại Lâm sống đến chín mươi bảy tuổi, năm đời cùng sống chung một nhà, con cháu đều thành danh, rạng rỡ. Được như vậy là hoàn toàn nhờ hưởng phước báo của sự phóng sinh.

 

12.   Kẻ tàn ác chết thảm khốc

Ngày xưa, có một viên Tri huyện, ngày thường ưa ăn chân vịt và tim dê sống. Khi muốn ăn chân vịt thì ông sai người nhà đem con vịt bỏ vào trong chảo, rồi đốt lửa ở dưới. Lửa càng lúc càng cháy mạnh, chảo càng lúc càng nóng nhiều hơn, vịt chịu nóng không thấu kêu la bi thẩm, nhưng viên Tri huyện vẫn thản nhiên không chút động lòng. Vì lửa thiêu mạnh nên chân vịt càng lúc càng phồng to. Sau cùng, máu toàn thân dồn về đôi chân và vịt bị chết cháy, trong hình dáng rất thê thảm.

Thế rồi, ông sai người nhà đem con dê buộc chặt vào cột trụ, rồi dùng dao khoét da, mổ bụng, đoạn dùng tay móc lấy tim phổi sống của dê đem dầm vào rượu để làm thức nhấm. Khi ấy con dê kêu la be be, trông rất thảm thương.

Bấy lâu nay viên quan huyện này đã giết hại và ăn thịt hết bao nhiêu con vịt và dê thì không ai biết. Rồi một ngày kia có một người bạn văn sĩ đến khuyến cáo ông không nên sát sinh, không những Tri huyện không nghe mà còn trách cứ người ấy. Văn sĩ liền bảo:

"Ông sắp mang bệnh hiểm nghèo rồi chết thảm thương; nói xong liền bỏ đi.

Quả nhiên không lâu sau đó, quan huyện mắc ác tật, bèn cho người đi khắp nơi tìm kiếm danh y, nhưng không một ai có thể chữa được chứng bệnh hiểm nghèo ấy. Thế rồi, sau một thời gian dài bị căn bệnh quái ác ấy hoành hành, viên Tri huyện đã trút hơi thở cuối cùng, mùi hôi thối xông lên thấu tận trời xanh.

 

13.   Cái chết thê thảm đáng sợ

Vào năm Ung Chính thứ mười đời Thanh, tại huyện Quỷ Hưng có một người họ Ngụy, vốn là dân du mục, vô nghề nghiệp, chuyên nghề bắn súng, rất giỏi bắt chim. Những con chim bắt được, y đem đi bán, hoặc giết dầm rượu vô số kể. Y cũng ưa bắt lươn, cá, ếch, rùa, trạnh; thậm chí còn dùng thuốc độc để suốt cá, mỗi lần bắt được hằng mấy chục ký. Hoặc là y phá hủy ổ chim, không có việc ác nào người này không làm.

Có người thấy thế, khuyên y:

"Này ông Ngụy, không nên sát sinh mà nên cày ruộng, hoặc làm một nghề nghiệp chân chính nào đó mới tốt".

Người họ Ngụy không những không nghe mà trái lại còn oán thiên hạ là lắm chuyện. Lâu ngày chầy tháng, tội nghiệt của y càng lúc càng sâu dày. Sau cùng, y mắc một chứng mụt độc, khắp người mọc những bọc nước lớn như trứng bồ câu, mỗi bọc có một cục sắt, không bao lâu, da tiêu, thịt rữa, nềm trên giường kêu la như quỷ rống.

Mang bệnh ác nghiệt như thế trong ít ngày rồi chết. Nhưng khi y hấp hối bỗng có số rùa, ếch, cá, chim, sẻ v.v…, lao vào nhà tranh nhau ăn thịt. Vợ con biết là oan gia nghiệp báo nên không dám làm hại chúng. Thế là chỉ trong khoảnh khắc, cái thi thể kia chỉ còn lại bộ xương trắng.

Sau khi họ Ngụy chết, hoàn toàn bị tuyệt tự, không một mụn con nối dõi.

 

14.   Bầy Lươn Báo Thù

Ở một vùng đất nọ tại tỉnh Quý Châu có một ông họ Lục rất thích ăn thịt lươn; không có bữa cơm nào là không có thịt lươn hầm nơi bàn ăn.

"Phải nói là thịt lươn ngon hết biết". - Hôm nào có bạn bè cùng ngồi ăn thì Lục Mỗ thừơng cao hứng bảo như thế. Năm tháng đưa dần con người đến cõi già, thấm thoát mà Lục Mỗ đã sáu mươi tuổi. Một hôm ông ra chợ định mua một mớ lươn mập.

"Ông muốn mua lươn phải không? Lươn của tôi đều còn sống cả lại rất mập mạp". - Đó là mời khách của người bán lươn.

Lục Mỗ liền xắn tay áo, đưa tay mò vào trong chậu lươn, có ý chọn những con lươn vừa mập, vừa lớn. Theo kinh nghiệm riêng của ông thì chỉ cần rờ vào mình lươn là có thể biết được con nào mập nhất.

Bỗng nhiên nghe tiếng kêu kinh hãi, sắc mặt của Lục Mỗ xanh ngợt, giộng kêu bi thảm như trâu rống. Người bán lươn quày đầu nhìn lại, chợt thấy những con lươn trong chậu nhất loạt bắn mình lên, bám chặt vào cánh tay của Lục Mỗ, tranh nhau rỉa thịt.

Lúc ấy, những người trong chợ vây quanh y đề xem. Trong số đó, có người tốt bụng vội chạy về nhà gọi con ông đến. Rồi họ đem ông về nhà, dùng dao bén chặt đứt các con lươn. Nhưng lạ thay, thân chúng tuy bị chặt đứt mà đầu chúng vẫn cắn chặt vào cánh tay Lục Mỗ, không một mảy may nào chịu nhả ra, nên không dễ gì rứt chúng ra được. Rốt cuộc, cánh tay của Lục Mỗ bị rỉa hết thịt, ông kêu la một lát rồi từ trần.

 

15.   Bắt ếch bị quả báo

Vào năm Đạo Quang thứ 16, quan phủ tại Giang Âm ra cáo thị nghiêm cấm nông dân bắt ếch, vì giống ếch xanh vốn là loài động vật bảo vệ lúa má, đối với ngũ cốc đã không có hại mà còn có ích. Những người có lòng tốt liền đem lời cáo thị kia bảo cho Trương A Hỷ - một anh chàng không biết chữ - biết. Nhưng y đáp một cách vô lễ:"Hừ! Tôi cứ việc bắt thì đã sao nào?"

Người tốt bụng kia nghe thế hết cả hứng thú. Vì vậy về sau không còn ai muốn đem những lời trung thực bảo cho y nữa. Tên Trương A Hỷ bắt ếch này đã không biết chữ mà tính tình lại quê mùa, thô kệch, nói năng lỗ mãng, lòng dạ ác độc. Mỗi năm, chính tay y bắt rồi đem bán vô số kể những con ếch.

"Bắt ếch thì có gì là không tốt? Hừ! Chẳng phải tôi đã dùng việc này làm kế sinh nhai rất thuận lợi đó là gì?". Đại loại, đó là lời tuyên bố huênh hoang của y.

Từ ngày y bắt ếch đem bán, cứ mỗi lần tu vài xị rượu, có chút hơi men chui vào dạ dày rồi, thì y đắc ý bảo với người khác như thế.

Y bất chấp cả lẽ phải, nói: "Ổ! Làm trái mệnh lệnh của quan phủ chẳng tốt lắm ru? Hừ! Có gì bảo là không tốt nào? Trong năm này, những việc làm trái lệnh của quan phủ xảy ra cũng không nhiều lắm! Vả lại, cũng chẳng phải mỗi mình Trương A Hỷ này vi phạm lệnh quan".

Vào một đêm kia, Trương A Hỷ mất tích khi đi bắt ếch. Hôm ấy trời mưa to nước lớn, rất nhiều người dân ở hai bên bờ sông đổ xô đi tìm y, than thở: "Kỳ quái nhỉ! Vậy chứ hắn đi đâu?".

Đến khi họ tìm thấy xác của A Hỷ trôi trên sông, thì có vô số ếch xanh vây quanh trên xác của y rỉa thịt. Những người trông thấy cảnh tượng ấy không ai là không táng đởm kinh hồn, bảo nhau: "Phải chăng đây là quả báo về sự bắt ếch của hắn?".

 

16.   Sát Sinh Bị Quả Báo Nhãn Tiền

Trần Văn Bảo là một nhân sĩ đất Thái Hồ. Bình sinh ông thích làm việc thiện, cả nhà đều vun bồi công đức, siêng năng bố thí, thường thường phóng sinh.

"Cứ vào buổi trưa đến nhà thợ săn mua được con chim nào đều đem phóng sinh hết cả sao?" - Có người hỏi thế.

"Đúng vậy, lâu nay thường phóng sinh bằng cách ấy". - Bà của y đáp.

"Có làm như thế thì giờ đây bọn chúng mới được tự do, tự tại bay bổng trên bầu trời bao la, hoặc nhởn nhơ nơi rừng sâu núi thẳm được chứ". - Trầm Văn Bảo tỏ ra cao hứng, dương mi chớp mắt, nói một cách tự hào.

Một xóm dân cư ở đất Thái Hồ này phần nhiều làm nghề bủa lưới, cắm câu, chỉ độc nhất nhà họ Trầm không những không ngửi đến mùi thịt cá mà còn thường đến nhà những người kia mua chim về phóng sinh. Vì thế phần lớn người ta đều cho rằng gia đình họ Trầm dùng tiền của vào việc phóng sinh là ngu không thể tưởng tượng được.

"Điều đó có gì là tốt nào?" - Có người cười nhạo bảo như thế.

Thế rồi, vào một đêm tối nọ, Lý Mỗ là người duy nhất rong làng chưa ngủ. Trong lúc mơ màng, ông bỗng thấy hai con quỷ ôn dịch hình trạng rất đáng sợ, mỗi con cầm một lá cờ nhỏ đang đi vào trong xóm; lắng tai nghe thì dường như chúng bảo nhau: "Trừ nhà họ Trầm ra - vì ông ta thường hay phóng sinh - còn các nhà khác thì đều theo thứ tự cắm mỗi nhà một là cờ".

Mấy hôm sau, hơn ba trăm gia đình ở làng Thái Hồ bị bệnh dịch truyền nhiễm, chết hơn phân nửa.

Nói ra thì cũng kỳ, Trầm Văn Bảo và người nhà của ông vẫn khỏe mạnh như thường, bình an vô sự, chẳng hề hấn gì cả.

"Chung cực, hễ ai làm việc tốt sẽ có sự báo ứng tốt". Có người đã tỉnh ngộ bảo như vậy.

Về sau, Trầm Văn Bảo hưởng thọ rất cao, không bệnh mà mất một cách an nhiên.

 

17.   Ếch đòi mạng

Tại tỉnh An Huy, huyện Vô Vi có một người làm nghề hớt tóc tên là Lương Gia Thọ. Khi lớn lên, ông có hình dạng đầu cheo, mặt chuột, tướng mạo dị kỳ. Y là người tính toán từng đồng từng cắc, phẩm hạnh không tu dưỡng, và rất thích ăn thịt ếch. Mỗi bữa ăn hằng ngày của y không thể nào thiếu thịt ếch được. Về kỹ thuật bào chế thịt ếch đều do một tay y làm. Đám bạn bè của y, khi chứng kiến chính tay y biến chế thịt ếch, không ai là không tấm tắc khen ngợi. Kết quả, được khen ngợi càng nhiều thì y càng giết bạo, tựa hồ loài ếch kia là kẻ thù số một của y. Tập quán ưa ăn thịt ếch được duy trì mãi cho đến năm bốn mươi tuổi mà y vẫn chưa hề chấm dứt.

Mỗi hôm, vào lúc xế chiều, trong lúc y đang ngủ ngon giấc thì bỗng nhiên cảm thấy toàn thân ngứa ngày, mơ màng thấy trên mền, trên chiếu, trên tay áo toàn là ếch. "Thật là kỳ quái xiết bao!" - Y lầm bầm nói. Thế rồi, y bắt tất cả những con ếch đó bỏ vào trong nồi nấu ăn. Xong xuôi, y bèn leo lên giường trở lại, thì lại thấy ếch đầy cả giường. Bị quấy nhiễu như thế suốt cả buổi tối, không thể nào chợp mắt được.

Ngày hôm sau, y mời vài người láng giềng đến nhà, rồi đem chuyện kỳ quái khi hôm kể cho họ nghe. Trong lúc đang đàm đạo cao hứng thì bỗng nhiên y đưa tay rờ sau lưng, nói: "Ếch lại đến nữa rồi!". Trong chốc lát lại kêu: "Ếch nằm trong lông mi của tôi. Ếch ở trên đầu tóc của tôi". Thế rồi, y dùng dao cạo tóc và lông mày sạch nhẵn. Tuy nhiên, mọi người không ai thấy ếch đâu cả. Họ thầm nhủ: "Thằng cha này bị điên mất rồi!".

Từ đó trở đi, ròng rã suốt sáu năm trường không lúc nào là y không bị chứng bệnh kia hành hạ đau khổ. Cuối cùng y phát bệnh điên thật rồi chết.

 

18.   Bị Nước Cuốn Vì Sát Sinh

Sự việc này xảy ra vào cuối năm Càn Long.

Dân chúng tại vùng Nhuận Châu rất hiếu sát, bất luận già trẻ, trai gái tính tình đều rất tàn nhẫn. Nếu khi sinh con mà là bé gái, không phải con trai, thì họ liền đem chôn sống hoặc đem dìm nước, không tỏ ra thương xót một chút nào. Dân chúng ở vùng này, mỗi ngày đi bắt ốc vặn rất nhiều, hoặc đem bán hoặc dùng để ăn, lấy đó làm kế sinh nhai. Đồng thời, họ dạy bọn trẻ đi mò ốc hến, bắt ếch nhái, rồi đem mổ xẻ chúng. "Xem kìa, thằng con tôi có bản lĩnh ghê chưa!". Đại loại, khi trẻ em sát hại sinh vật càng nhiều thì họ càng khen là tài giỏi bằng hình thức đó. Vì đã được cổ vũ một cách bất lương về tính hiếu sát từ tấm bé, cho nên khi trưởng thành chúng bị tiêm nhiễm tập quán hiếu sát, như vậy bảo làm sao chúng không có sát khí đằng đằng cho được?

Thế rồi, một hôm, một người trong bọn họ ban đêm nằm mộng thấy hai vị quan viên mặc đồ đen, đứng bên bờ sông, cầm một quyển sách có bìa màu đen, họ hỏi: "Đó là cuốn sách gì vậy?". Vị quan đáp: "Đó là sách "Sát báo lục" (Sách ghi chép về sự báo ứng của sự sát hại), vậy hãy tỏ ra có lòng hiếu sinh".

Quả nhiên, năm ngày sau đó, toàn thành Nhuận Châu này bỗng nhiên chìm xuống dòng sông, tựa hồ cư dân ở đây vừa tỉnh dậy trong một giấc mộng kinh hoàng, bỗng phát hiện nhà cửa đất đai tất cả mọi thứ đều tựa hồ như mảng lục bình trên dòng sông cuồn cuộn. Họ vừa định kêu cứu thì thấy mình đã chìm nghỉm, trong một tình trạng rất thảm thương.

Lạ thay, chỉ có một người may mắn thoát khỏi là Khổng bà. Bình nhật bà thường khuyên người phóng sinh, nói rằng quét ốc, cứu kiến là những việc làm công đức. Dân chúng cười bà, nhưng bà vẫn làm, vẫn thấy vui. Chính trong ngày mà cả thành bị chìm thì vì đứa con nhỏ nhất của bà bị lên cơn sốt, nên bà đã bồng nó đến một ngôi am tự của Ni để đốt hương cầu nguyện, không ngờ, lại nhờ việc đó mà tính mạng của bà được bảo toàn.

 

19.   Con giải đòi mạng

Ngô Linh vốn là một tay cự phú rất nổi tiếng đương thời gia tài hàng trăm vạn, sinh hoạt rất xa hoa.

Ngô Tử bình sinh ưa ăn những món ngon vật lạ. Một hôm nhà ông chuẩn bị tổ chức một bữa tiệc thịnh soạn, người đầu bếp ra chợ mua được một con giải bự, đoạn y vừa cầm dao vừa nói: "Hương vị thịt của loại này rất là thơm ngon! Công tử của nhà ta ắt hẳn rất thích!". Nhưng lúc sắp đem đi giết thịt thì con giải bỗng nhiên rơi lệ, tỏ vẻ xin tha mạng. Người đầu bếp liền đem tình huống ấy đến bẩm báo với Ngô Tử, ông nói: "Thế này thì tôi làm sao hạ thủ được đây!"

Ngô Tử nghe thế nổi giận nói: "Nô tài rất là chậm chạp, để đó ta giết cho!"

Thế rồi, Ngô Tử nộ khí xung thiên đằng đằng sát khí, tay cầm con dao bự, xông vào nhà bếp, liền thấy con giải lớn đang rơi lệ nằm trên đất, chẳng những ông không khởi lên một mảy may lòng thương xót nào mà trái lại tay cầm cho chặt liền một nhát, đầu con giải rơi ngay xuống đất. Nhưng lập tức cái đầu ấy liền bay đáp trên đòn dông nhà.

Sau đó, nhà bếp nấu xong dọn lên, Ngô Tử vừa ăn vừa khen: "Mùi vị ngọn thật! Mùi vị ngon thật!". Thế nhưng, ăn chưa được vài miếng thì bỗng nhiên đôi mắt ông tối sầm, hốt hoảng kêu lên: "Ôi chao! Giải đâu mà nhiều thế! Hay là chúng từ trên đòn dông nhà đáp xuống?"

Ngô Linh bèn bảo người giúp việc dìu mình vào trong phòng nghỉ. Thế nhưng ông lại nhìn xung quanh phòng hoảng hốt la toán lên: "Ở đây cũng đều là… !" Rồi ông kêu vang không dứt: "Đau! Đau… ôi đau quá!". Người ta hỏi vì cớ gì, thì ông đáp: "Có hàng trăm con giãi bu đến cắn vào chân tôi!"

Thế nhưng mọi người không một ai thấy gì cả. Ngô Linh kêu vang như vậy ba hôm, rồi phát điên cuồng mà chết.

 

20.   Giết Trâu Bị Quả Báo Nhãn Tiền

Nước da tay màu đồng thau, rắn chắc, mặt mày râu ria, hai con mắt đỏ ngầu hung ác, đó chính là Cổ Yến Long. Y là một "hung thần sát sinh" lấy nghề mổ trâu làm kế sinh sống ở điạ phương này, khiến mọi người sợ y như sợ cọp.

Nhà ông Cổ ở gần chợ, một căn nhà gỗ tương đối rộng rãi, dùng cho Cổ Yến Long, vợ ông cùng hai đứa con. Mấy cha con đều một giuộc hung bạo, nên rất thiện nghệ trong việc mổ trâu. Kể luôn cả bà vợ của ông ta, đao pháp bà cũng nhanh nhẹn, lợi hại chẳng thua kém gì ông chồng. Trong phòng có một cái giường bằng đồng, đây là chiếc giường của vợ chồng Yến Long. Còn hai đứa con nằm ngủ dưới đất cũng thoải mái lắm rồi. Trong phòng bài trí rất thô sơ, đơn giản, có một khúc chày gỗ rất bự dùng để giết trâu. Nơi của sổ treo lủng lẳng nhiều cái móc, dùng để treo nào là đầu trâu, sườn trâu, đùi râu, đuôi trâu v.v… để mà bán, cửa sổ này thường xuyên mở ra.

Hiển nhiên, toàn gia chuyên môn lấy việc giết trâu làm kế s

Các dịch vụ khác

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn