Chi tiết bài viết

Không khí cần cho hơi thở của chúng ta

Khái niệm ô nhiễm không khí

Song.jpg
 

“ Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí,làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi ”.

Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí ở ĐBSCL ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Vai trò của không khí

 

Không khí trong lành đem đến niềm vui cho mọi người

Không khí có vai trò rất quan trọng, là một một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

-Hàng ngàn lò gạch ở ĐBSCL hằng ngày xả khói bụi độc hại ra môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Mặc dù đã có nhiều giải pháp hạn chế ô nhiễm được đưa ra nhưng rất ít lò gạch áp dụng nên người dân phải hứng chịu ô nhiễm dài dài.

-Thói quen sinh hoạt của người dân: Việc sử dụng than trong đun nấu cùng nhều thói quen xấu của người dân, chẳng hạn như : hút thuốc…cũng đẩy mạnh thêm tình trạng ô nhiễm cho môi trường sống của con người.

-Các hoạt động giao thông: Đây là nguồn chủ yếu sinh ra ôxitnitơ, khí CmHn, SO2 và bụi, gây ô nhiễm trầm trọng.

-Cháy rừng: sản sinh ra một lượng CO2 to lớn thải vào môi trường. Các nguyên nhân gây cháy rừng chủ yếu là do con người đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật, thiên tai..

-Núi lửa:Lúc đầu, khi mới phun ra khí chủ yếu là gồm các chất halogen(Cl, F). Lúc núi lửa nguội, thành phần khí chủ yếu có chứa lưu huỳnh, sunfua hydro, amoniac và khí cacbonic.

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

núi lửa phun trào

khí thải từ phương tiện giao thông

cháy rừng

lò gạch gây ô nhiễm

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí

  • Đẩy mạnh nghiên cứu

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường không khí.

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu về các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người, phát triển KT-XH để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước.

  • Đẩy mạnh đào tạo

- Tiếp tục mở rộng số lượng chỉ tiêu đào tạo của các chuyên ngành môi trường ở tất cả các trình độ đào tạo, trong đó mở rộng đào tạo các chuyên ngành về môi trường không khí.

- Tăng cường lồng ghép các nội dung đào tạo về môi trường vào trong các chương trình ñào tạo của các chuyên ngành. Các chuyên gia chuyên ngành cũng được đào tạo và có kiến thức về bảo vệ môi trường.

Onhiemkhongkhi c1 h01.png

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng

  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng đô thị

- Tăng cường nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, lập chính sách về ô nhiễm không khí, các tác động, ảnh hưởng và thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với sức khoẻ của cộng đồng cũng như ảnh hưởng của nó tới chất lượng sống.

- Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin chất lượng không khí cho cộng đồng. Xây dựng và phổ biến áp dụng chỉ số chất lượng không khí (AQI).

- Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm không khí và các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng có nhận thức đúng về ô nhiễm không khí và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc BVMT không khí.

  • Tăng cường sự tham gia của cộng đồng

- Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường, tham gia trong các công đoạn của công tác quản lý từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và đánh giá sau khi thực hiện.

- Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT không khí.

13062269634737474 574 574.jpg

Minh chứng

Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch gần các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau… cho thấy hàm lượng các chất BOD, SS, N-NH3, amoniac, coliforms…đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Hiện các đô thị đều bị ô nhiễm bụi do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng…Nồng độ khí SO2­ , CO, NO2 trong không khí đã vượt tiêu chuẩn cho phép.

Không khí xung quanh khu dân cư có nồng độ bụi đặc trưng PM10 (kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10 micrômét) có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Có khu vực nồng độ PM10 đạt hơn 80 micrôgam/mét khối, trong khi tiêu chuẩn cho phép thấp hơn con số này nhiều lần.

Tương tự, tiêu chuẩn về ôxít lưu huỳnh (SO2), qua kết quả quan trắc cũng cho thấy nồng độ chất ô nhiễm này tuy chưa vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng lại có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Một số nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ SO2 lên đến khoảng 30 micrôgam/mét khối

Nồng độ các chất ô nhiễm cực kỳ độc hại hiện đang ở mức cao. Kết quả quan trắc tại TpHCM cho thấy nồng độ benzen ghi nhận được có nơi đạt 35-40 micrôgam/mét khối, trong khi theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ thì nồng độ cho phép chỉ 10 micrôgam/mét khối. Nồng độ benzen trong không khí cao là do xăng dầu và hoạt động của các loại phương tiện giao thông gây nên.

Airpollutionillustratio.jpg

Tác hại từ ô nhiễm không khí

Các chất đặc trưng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

-Sulfur Điôxít (SO2): là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,..

-Cacbon mônôxít (CO): được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ như than, xăng, dầu, gỗ và một số chất hữu cơ khác. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,.. Gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể, ăn không ngon, khó thở, rối loạn cảm giác,..

-Nitrogen Điôxít (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt độ cao. Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng,..

-Bụi: Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước hạt bụi. Hầu hết các hạt bụi có đường kính từ 5-10 µm  xâm nhập và lắng đọng ở đường hô hấp giữa. Bụi hô hấp là những hạt bụi có đường kính khí động học dưới 5 µm, có thể xâm nhập sâu đến tận các phế nang của phổi là vùng trao đổi của hệ hô hấp. Bụi có thể gây các bệnh đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung thư,..

-Ozôn (O3): là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm, có mùi hăng mạnh. O3 sinh ra từ phản ứng quang hóa giữa NOx và các hợp chất hữu cơ bay hơi dưới tác động của ánh sáng mặt hoặc tạo thành từ O2 do phóng tĩnh điện, tia cực tím (một số thiết bị điện có thể sản sinh ra O3, có thể dễ dàng ngửi thấy như trong tivi, máy photocopy,..). Ở nồng độ lớn, O3 trở nên độc cho các sinh vật sống, gây tổn thương các mô và tế bào cơ thể. Có thể làm giảm chức năng phổi, gây tức ngực, ho, khó thở,..

Beho400.jpg12960377-bui.jpg

-Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs): gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene,.. VOCs có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây kích thích da. VOCs cũng có thể là tác nhân gây suy tủy và ung thư máu.

-Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).

-Khí Radon:Trong tự nhiên, radon có trong đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da, qua các vết thương. Nhiễm độc khí radon có thể gây ung thư phổi, gây bệnh máu trắng,..

-Các chuyên gia sinh vật học vừa khám phá ra oxit nitric – chất gây ô nhiễm không khí – có tác dụng như 1 hormone thực vật kiềm hãm sự nở hoa ở thực vật. Nếu hệ thực vật bị kềm hảm sự phát triển có thể gây ảnh hưởng lên cả hệ sinh thái, bao gồm cả thực vật lẫn động vật.

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn