Chi tiết dịch vụ

Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng

TỔNG QUAN VỀ LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ:

1.1.1 Khái niệm:

 

            Thuật ngữ đầu tư được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra, sự hy sinh” một nguồn lực để thu được kết quả tốt. Từ đó có thể hiểu khái niệm về đầu tư là sự bỏ ra hoặc hy sinh nhân lực, vật lực và tài lực trong hiện tại vào các lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau nhằm mục đích sinh lợi trong tương lai.

1.1.2 Đặc điểm đầu tư:

            - Đầu tư là một hoạt động sử dụng vốn nhằm mục đích sinh lời. Không thể coi đầu tư nếu việc sử dụng vốn không nhằm mục đich thu được kết quả lớn hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu. Ngoài mục tiêu hiệu quả tài chính, đầu tư còn nhằm mục đích giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu cho ngân sách, hoàn thiện cơ cấu ngành nghề, khai thác tài nguyên.v.v.. nhằm góp phần tăng phúc lợi xã hội cho toàn dân.

lap du an dau tu

Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng

– Đầu tư được thực hiện trong một thời gian dài thường là từ trên một năm. Chính yếu tố thời gian dài đã làm cho rủi ro trong đầu tư cao và là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư

- Mọi hoạt động đầu tư phải có vốn, vốn ở đây được hiểu bao gồm các loại sau:

+ Vốn bằng tiền và các loại tài sản có giá trị như tiền

+ Vốn bằng TSCĐ hữu hình như đất đai, máy móc, thiết bị…

+ Vốn bằng TSCĐ vô hình như uy tín thương hiệu, lợi thế…

+ Vốn bằng tài sản đặc biệt như trái phiếu, cổ phiếu

Vốn đầu tư này có thể hình thành từ các nguồn trong nước hoặc nước ngoài

1.1.3 Phân loại đầu tư:

1.1.3.1 Theo quan hệ quản lý vốn đầu tư: 

+ Đầu tư trực tiếp:

            Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư. Trong hình thức này người bỏ vốn và quản lý quá trình sử dụng vốn là một chủ thể. Chủ thể này chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả đầu tư của mình.

            + Đầu tư gián tiếp:

            Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn, đây còn gọi là đầu tư tài chính. Trong hình thức đầu tư này người bỏ vốn và người quản lý quá trình sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Vì thế chỉ có người quản lý và sử dụng vốn là pháp nhân chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, còn người bỏ vốn hưởng lợi tức từ vốn góp của mình.

1.1.3.2 Phân loại đầu tư theo tính chất sử dụng vốn:

            + Đầu tư phát triển: là việc bỏ vốn ra nhằm gia tăng giá trị tài sản cả về số lượng và chất lượng. Thực chất của đầu tư phát triển là tái sản xuất mở rộng có nghĩa là tạo ra những năng lực mới hoặc cải tạo, hiện đại hóa năng lực hiện tại nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, của tổ chức hay cả nền kinh tế.

+ Đầu tư dịch chuyển: Là loại đầu tư mà người có tiền mua lại một số cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối và sở hữu tài sản. Thực chất đầu tư dịch chuyển không làm gia tăng giá trị tài sản mà chỉ làm thay đổi quyền sở hữu tài sản, tức là dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác.

1.1.3.3 Phân loại theo cơ cấu ngành:

            + Đầu tư phát triển công nghiệp: Là đầu tư nhằm tạo ra các sản phẩm là tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng phục vụ nhu cầu của chính nó và cho các ngành nghề khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải… và cho nhu cầu đời sống con người.

+ Đầu tư phát triển nông – lâm – ngư nghiệp: Là đầu tư mhằm tạo ra các sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến sản phẩm dành cho xuất khẩu và thỏa mãn nhu cầu đời sống cho con người.

+ Đầu tư phát triển dịch vụ: Là hình thức đầu tư nhằm tạo ra các sản phẩm là dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng đa dạng của con người.

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hình thức đầu tư nhằm hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng các công trình giao thông vận tải, thông tin liên lạc,cấp thoát nước.

Trong điều kiện nước ta hiện nay đầu tư vào cơ sở hạ tầng là cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế.

1.1.3.4 Phân loại đầu tư theo tính chất đầu tư:

            Các hoạt động đầu tư gắn với đầu tư XDCB, trong trường hợp này, hoạt động đầu tư được chia thành hình thức đầu tư mới, đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng.

+ Đầu tư mới: Là đưa toàn bộ số vốn đầu tư để xây dựng một công trình mới, mua sắm và lắp đặt các trang thiết bị mới hoặc đầu tư thành lập một đơn vị sản xuất kinh doanh mới có tư cách pháp nhân riêng. Đặc điểm của loại đầu tư này đòi hỏi một khối lượng vốn khá lớn, trình độ công nghệ và bộ máy quản lý mới.

Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng

+ Đầu tư mở rộng: Là đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ (đang hoạt động) để nâng cao năng suất của công trình cũ hoặc tăng thêm mặt hàng. Đặc điểm của đầu tư mở rộng thường gắn với việc mua sắm thêm các trang thiết bị mới, xây dựng thêm các bộ phận mới hoặc mở rộng thêm các bộ phận cũ nhằm tăng thêm diện tích nhà xưởng hoặc các công trình phụ, phù trợ.

+ Đầu tư chiều sâu: Là đầu tư để cải tạo, hiện đại hóa, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất sản phẩm trên cơ sở công trình hiện có nhằm tăng thêm công suất hoặc thay đổi mặt hàng, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc thay đổi tốt hơn môi trường trong khu vực có công trình đầu tư. So với đầu tư mới thì đầu tư chiều sâu đòi hỏi ít vốn hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh, chi phí cho đào tạo lao động thấp, bộ máy quản lý ít thay đổi

Tóm lại đứng trên những tiêu thức khác nhau chúng ta có các cách phân loại đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư được phân loại như trên lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện qua sơ đồ sau:

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn