PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN CÂY DẦU RÁI THUỘC KHU RỪNG TRỒNG ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN TRANG TRẠI DƯỢC LIỆU LIÊN SƠN (82HA)
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
I.2 Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư
I.3. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Thành phần chính của dự án:
A. Bảo tồn và chăm sóc toàn bộ số cây Dầu rái được trồng từ năm 1993:
B. Xây dựng trang trại dược liệu trồng xen canh các loại cây dược liệu sau:
Nước ta có một hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, trong đó có khoảng 30% số loài là đặc hữu, không tìm thấy ở nơi khác ngoài Việt Nam (N.N.Thìn 1997). Các nhà khoa học dự đoán Việt Nam có khoảng 12.000 tới 15.000 loài thực vật, trong đó khoảng 7.000 loài đã được nhận biết (Trần Đình Lý 1993). Nhân dân ta từ xa xưa đã sử dụng hàng ngàn loài cây làm lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh, nguyên nhiên liệu, cây cảnh và nhiều các mục tiêu khác. Trần Đình Lý (1993) đã giới thiệu khoảng 1.900 loài cây có giá trị ở nước ta thuộc gần 1.000 chi.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như chiến tranh kéo dài, khai thác lạm dụng, du canh du cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm diện tích và chất lượng rừng của nước ta suy giảm đi nghiêm trọng trong những năm qua. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị khai thác, chặt hạ trái phép nên đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Năm 1996, Việt Nam có 356 loài thực vật bị đe doạ tuyệt chủng (Sách đỏ Việt Nam 1996), thì con số này đã là 450 loài vào năm 2008 (Sách đỏ Việt Nam 2007). Do đó công tác nghiên cứu bảo tồn được coi là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ các nguồn gen quý hiếm và đặc thù của đất nước, góp phần duy trì sự tồn tại của một số loài bị đe dọa cho các thế hệ tương lai.
Nghiên cứu phương án Bảo tồn cây dầu rái thuộc khu rừng là rừng trồng ảnh hưởng bởi dự án Trang trại dược liệu Liên Sơn thuộc khoảnh 5,10 tiểu khu 124 xã Khánh Hiệp – huyện Khánh Vĩnh- tỉnh Khánh Hoà là một sự tiếp nối các định hướng chiến lược bảo tồn nguồn gen đã được hoạch định, góp phần nâng cao ý thức về giá trị và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường rừng, khẳng định trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên sinh học được lâu bền trước tình hình tài nguyên rừng đang bị thoái hóa xuống cấp.
II.1. Đặc điểm chung
Dầu rái có tên khác là dầu con rái, dầu nước, dầu sơn. Tên khoa học Dipterocarrpus alatus Roxb. ex G.Don, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Dầu rái là cây gỗ lớn, cao 40 - 45 m, thân thẳng tròn đầy, phân cành cao, vỏ lúc còn non dày, khi cây lớn vỏ mỏng màu xám vàng. Sản phẩm được sử dụng trong các công trình xây dựng, đóng đồ mộc, chế biến vecni, sơn, mực in, gắn kính. Lá, hoa, vỏ cây có thể tinh chế tanin và dược liệu. Dầu rái được trồng trong công viên, ven đường, trồng rừng và làm giàu rừng.
1. Hạt giống
Ngâm hạt trong nước ấm 6 giờ trước khi gieo. Hạt có tỷ lệ nảy mầm ban đầu đạt 48% do có nhiều hạt hỏng ngay khi còn ở trên cây. Hạt nảy mầm nhanh trong 9 - 30 ngày. Cắt cánh, ủ rơm rạ lên luống gieo và tưới đủ ẩm, hạt nứt rạn hoặc cây mầm không quá 5 ngày, đem gieo hoặc cấy vào bầu. Ruột bầu là đất tầng mặt dưới rừng lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá, trộn với 10 - 15% phân chuồng hoai và 1 - 2% supe lân, nếu ít phân chuồng có thể tăng 0,1 - 0,5% đạm urê.
Đặt hạt nằm ngang hoặc nghiêng 450, lấp đất dày 2 cm, dùng trấu hoặc vỏ cà phê đốt để nguội, rắc kín mặt bầu để chống đóng váng và cỏ dại, tưới đủ ẩm cho cây. Giàn che bằng tre nứa có tỷ lệ che bóng 50% từ lúc gieo đến khi cây được 3 - 4 tháng tuổi.
2. Tiêu chuẩn cây giống
• Cao 25 - 30 cm, đường kính cổ rễ trên 0,4 cm nếu trồng bằng cây con 3 tháng tuổi.
• Cao 50 - 60 cm, đường kính cổ rễ trên 0,6 cm nếu trồng bằng cây con 14 tháng tuổi.
• Thời vụ gieo từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 5 ngay sau khi quả chín.
3. Kỹ thuật trồng
Dầu rái thích hợp ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Độ cao dưới 100 – 200 m so với mực nước biển. Độ dốc dưới 10 - 150. Đất sâu dày, ẩm mát, thoát nước, thành phần cơ giới trung bình, pH4,5 - 5,5. Trồng tập trung hoặc phân tán đều được. Chọn đất đỏ nâu trên đá badan, đất xám trên đá granit và phù sa cổ dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt để trồng rừng dầu rái là thích hợp.
Tuỳ theo phương thức trồng bằng cây con có bầu 3 tháng tuổi, hoặc 14 tháng tuổi để xử lý thực bì và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Trồng cây con 3 tháng tuổi phải áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp. Phát dọn hoặc đốt toàn diện trước tháng 4. Cày hoặc cuốc toàn diện. Kích thước hố 30 x 30 x 30 cm. Cự ly 3 x 4 m. Mật độ 800 - 850 cây/ha. Giữa hai băng trồng lúa, đỗ, lạc hoặc sắn. Cách gốc dầu rái 0,5 m cần gieo 2 hàng đậu, hoặc dầu tràm để làm cây phù trợ.
Trồng cây con 14 tháng tuổi phải áp dụng trồng theo rạch. Chặt bỏ tầng trên, tận dụng củi và dọn thực bì tuỳ theo băng, giữ lại lớp thảm tươi cao không quá 4 - 5 m. Mở rạch có chiều rộng bằng chiều cao của lớp thảm tươi. Kích thước hố 40 x 40 x 40 cm. Mật độ trồng 500 - 800 cây/ha.
Thời vụ trồng sớm nhất vào 15 tháng 7 và kết thúc chậm nhất là 30 tháng 7 nếu trồng cây con 3 tháng tuổi. Trường hợp trồng bằng cây con 14 tháng tuổi thì thích hợp nhất là vào tháng 5 và tháng 6.
Khi trồng phải xé vỏ bầu và thực hiện đúng kỹ thuật đặt cây, lấp hố, nén đất theo quy định.
4. Chăm sóc và bảo vệ
Sau khi trồng, rừng non cần chăm sóc ít nhất 3 năm đầu.
- Năm thứ nhất: 2 lần, lần thứ nhất hai tháng sau khi trồng, lần thứ hai vào đầu mùa khô, chủ yếu là phát bỏ cây cỏ xâm lấn và vun gốc.
- Năm thứ hai: 3 lần, vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, chủ yếu phát bỏ cây cỏ xâm lấn.
- Năm thứ ba: 2 lần, vào giữa và cuối mùa mưa, chủ yếu phát bỏ cây cỏ xâm lấn.
Phải có biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa khô. Sau 8 - 10 năm, tỉa thưa lần đầu để mở tán cho cây sinh trưởng thuận lợi.
Tổng diện tích ảnh hưởng bởi Dự án Trang trại dược liệu Liên Sơn: 82,6574 ha, trong đó Tổng diện tích đất có rừng trồng : 77,3643 ha, được phân chia cụ thể như sau :
- Rừng trồng năm 1993 : diện tích 11,3000 ha ; Loài cây Dầu Rái
- Rừng trồng năm 1994 : diện tích 17,8440 ha ; Loài cây Dầu Rái
- Rừng trồng năm 1995 : diện tích 3,5719 ha ; Loài cây Dầu Rái
- Rừng trồng năm 1997 : diện tích 27,3484 ha ; Loài cây Dầu Rái, Keo lai
- Rừng trồng năm 2003 : diện tích 5,0000 ha ; Loài cây Keo lai
- Rừng trồng năm 2014 : diện tích 12,3000 ha ; Loài cây Keo lai
Sản phẩm được sử dụng trong các công trình xây dựng, đóng đồ mộc, chế biến vecni, sơn, mực in, gắn kính. Lá, hoa, vỏ cây có thể tinh chế tanin và dược liệu. Dầu rái được trồng trong công viên, ven đường, trồng rừng và làm giàu rừng.
Diện tích trồng cây dầu rái hiện hữu trong rừng thuộc dự án trang trại dược liệu Liên Sơn khoảng 60,0643m2 chiếm diện tích khá lớn trong khu vực dự án. Khi dự án trang trại dược liệu được triển khai, việc chặt bỏ để trồng dược liệu khác sẽ gây nhiều hậu quả đến tài nguyên và môi trường như xói lở, bóc mòn đất khi chưa kịp phủ xanh. Do đó, định hướng của dự án là bảo tồn cây dầu rái và khai thác nhựa để bán (hiện nay giá bán nhựa dầu rái khoảng 0,8 USD/lít) kết hợp trồng xen thảo dược để vừa tận dụng được giá trị của cây dầu rái vừa bảo tồn được rừng.
+ Phương án 1: Bảo tồn 100%
Bảo tồn và chăm sóc 100% số cây hiện hữu có trong rừng. Cụ thể diện tích rừng trồng dầu rái hiện hữu được thống kê trong bảng sau: