Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở đã đi vào hoạt động và đã thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, sau khi hoàn thành công trình và các biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết trong Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết, thì doanh nghiệp bắt buộc phải lập báo cáo bảo vệ môi trường chi tiết để gửi đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kiểm tra, xác nhận việc thực hiện.
Để hoàn thành báo cáo hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết, chúng ta cần những hồ sơ sau:
- 01 văn bản đề nghị kiểm tra xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
- 05 báo cáo kết quả thực hiện đề án bảo vệ môi trường của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 thông tư 26/2015/TT-BTNMT. Đối với cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 kèm thông tư 26/2015/TT-BTNMT . Đối với cơ sở hoạt động về thủy lợi, thủy điện có công trình hồ chứa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 thông tư 26/2015/TT-BTNMT.
- Đối với cơ sở đã lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết nộp Sở Tài nguyên Môi trường.
Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng phần lớn là do tác động của chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất từ dự án của các doanh nghiệp đầu tư. Vì thế Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, thông tư kèm theo đó là các hồ sơ môi trường cần thiết cho giai đoạn vận hành của dự án như đề án bảo vệ môi trường với mục đích phần nào ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong việc bảo vệ môi trường sống cũng như giảm thiểu mô nhiễm môi trường. Cách lập và quy trình lập như thế nào ? Công ty tư vấn môi trường sẽ giúp các bạn hiểu rõ điều đó.
Đề án bảo vệ môi trường thực chất là một loại thủ tục Hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp cần phải lập bổ sung sau khi đã lỡ đi vào hoạt động sản xuất mà chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật.
Thế tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường ?
Điều đầu tiên là để theo dõi diễn biến của môi trường xung quanh khu vực dự án. Đồng thời đánh giá được mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường sau đó giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn những vấn đề ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm đó thích hợp.
- Các đối tượng cần phải lập Đề án bảo vệ môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP gồm các nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động nhưng chưa có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Các loại đề án bảo vệ môi trường:
+ Lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết: được thực hiện đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, điều này được quy định tại Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP để tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
+ Lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản: khác với đề án chi tiết, hồ sơ này được thực hiện lập đối với các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, tính chất tương đương với đối tượng phải đăng ký bản kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 nghị định 18/2015/NĐ-CP để đăng ký.
- Theo khoản 1 điều 23 nghị định 18/2015/NĐ-CP có nêu rõ rằng cho phép doanh nghiệp thực hiện lập hồ sơ Đề án bảo vệ môi trường kể từ ngày 01/04/2015.Bên cạnh đó theo khoản 2 điều 23 của nghị định 18/2015/NĐ-CP nêu rõ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường , Đề án bảo vệ môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực. Nghị định 38/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 24/04/2015, Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu. Thông tư 26/2015/TT-BTNMT quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết,
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động cũng như môi trường xung quanh của dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của công ty. Xác định nguồn ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các chất thải phát sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án. Thu thập mẫu nước thải, chất thải rắn, khí thải tại nguồn và khí thải xung quanh, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường. Xây dựng các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án. Đề xuất các phương án xử lý nước thải, khí thải, thu gom chất thải từ các hoạt động sản xuất của dự án. Xây dựng và phát triển chương trình giám sát môi trường. Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án; Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường ở Công ty.
- Thẩm định và quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm:
- Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh đối với đề án bảo vệ môi trường tương ứng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô, công suất lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường. Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản tương đương đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô, công suất lập kế hoạch bảo vệ môi trường - cơ sở có quy mô, công suất nhỏ hơn quy mô, công suất nêu tại phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, có hiệu lực từ ngày 01/04/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trải qua hơn 06 năm hoạt động trong ngành môi trường, Công ty tư vấn môi trường Minh Phương hiện đang là một trong những công ty môi trường có vị thế tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các loại hồ sơ như báo cáo giám sát môi trường định kỳ, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản, báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép đăng ký nước ngầm, sổ chủ chất thải nguy hại,... và nhiều hồ sơ môi trường khác. Trong đó đề án bảo vệ môi trường của công ty tư vấn môi trường Minh Phương đã khẳng định vị thế độc tôn trên thị trường với thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp, hiệu quả cao. Nếu Doanh nghiệp bạn thắc mắc về hồ sơ này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0938395254 để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Minh Phương tư vấn miễn phí.