QUY TRÌNH THỨC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Trình tự thực hiện dự án đầu tư:
Lập đề cương dự án;
- Thảo luận, thống nhất với khách hàng về nội dung đề cương của dự án;
- Thu thập thông tin về dự án;
- Lập dự toán chi phí đầu tư các hạng mục;
- Tính toán chi phí hoạt động của dự án;
- Xác định nhu cầu vốn, nguồn vốn để đầu tư;
- Phân tích về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án;
- Phân tích về thị trường nguyên liệu đầu vào đối với dự án;
- Đánh giá về công nghệ của dự án;
- Đánh giá sản phẩm, giá bán, nguyên liệu đầu vào, mức độ cạnh tranh...;
- Xây dựng phương án nhân sự, tổ chức quản lý dự án, tổ chức bán hàng;
- Tính toán, phân tích chi tiết hiệu quả dự án đầu tư đối với chủ đầu tư và xã hội;
- Thực hiện soạn thảo, viết chi tiết dự án đầu tư theo như đề cương;
- Thiết kế cơ sở toàn bộ dự án theo quy trình công nghệ sản xuất;
- Hoàn thiện, in và bàn giao dự án cho chủ đầu tư.
Trình tự thực hiện dự án đầu tư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:
- Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư; Phân tích lựa chọn sản phẩm cụ thể phù hợp.
- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư; khái toán nguồn vốn đầu tư.
- Lựa chọn hình thức đầu tư; các hình thức huy động vốn.
- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn, địa điểm đầu tư.
Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành theo trình tự thực hiện dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai nội dung sau:
Báo cáo tiền khả thi: Đối với các dự án có quy mô lớn cần lập Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi
Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
Liên hệ tư vấn
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
|
Nội dung của Báo cáo tiền khả thi theo trình tự thực hiện dự án đầu tư:
- Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
- Qui mô dự án và hình thức đầu tư
- Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công .....) được phân tích, đánh giá cụ thể .
- Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..
- Lựa chọn các phương án xây dựng công trình.
- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi.
- Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
- Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.
Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.
Nội dung của lập Báo cáo khả thi theo trình tự thực hiện dự án đầu tư:
Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:
- Mục tiêu đầu tư; Địa điểm đầu tư; Qui mô dự án; Vốn đầu tư; Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;
- Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;
- Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án; Các hình thức quản lí dự án;
- Hiệu quả đầu tư; Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;
- Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .
Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả, tính tối ưu ....
Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án. Đặc biệt, nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư ... ) tham gia ngay từ khâu lập dự án .
Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường chiếm 5% kinh phí dự án, có khi lên tới 15 - 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ).
Trình tự thực hiện dự án đầu tư ngay sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.
Như vậy, Trình tự thực hiện dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành theo Trình tự thực hiện dự án đầu tư. Việc thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà chúng tôi đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.
Liên hệ tư vấn
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
|