Chi tiết dịch vụ

Nhà máy xử lý chất thải: công tác quản lý chất thải tại huyện Gia Viễn

Nhà máy xử lý chất thải: công tác quản lý chất thải tại huyện Gia Viễn

Chương III: Hiện trạng môi trường và công tác quản lý chất thải rắn tại huyện Gia Viễn

III.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn

Công tác quản lý tài nguyên môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường nói riêng, đặc biệt là công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Gia Viễn đang dần nhận được quan tâm của các cấp các ngành. Phòng Tài nguyên môi trường trực thuộc UBND huyện Gia Viễn hiện có 12 người, với 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 10 nhân viên. Trong đó, 10 cán bộ làm tại bộ phận quản lý đất đai, chỉ có 01 cán bộ làm quản lý môi trường. Về trình độ học vấn, Phòng có 10/12 cán bộ trình độ cử nhân/kỹ sư, 2/12 cán bộ có trình độ trung cấp với chuyên ngành phù hợp. Tại các cơ quan hành chính là các xã/thị trấn thuộc huyện Gia Viễn (21 xã/thị trấn) hầu hết đều chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã, mà chỉ có các cán bộ làm công tác kiêm nhiệm.

III.2. Hiện trạng phát sinh thu gom, vận chuyển và xử lý/tiêu hủy chất thải rắn

III.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Tình hình phát sinh:

Chất thải sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Thành phần chính gồm vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, bao bì, túi nylon, giấy, vỏ hộp, v.v... trong đó chủ yếu là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy, gây mùi khó chịu, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực.

Qua khảo sát ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên đầu người trung bình mỗi ngày khoảng 0.3 kg/người/ngày, riêng đối với khu vực thị trấn Me, bình quân phát thải khoảng 0.5 kg/người/ngày. Trên cơ sở thông tin về dân số và hệ số phát sinh rác thải có thể tính toán được lượng chất thải rắn phát sinh tại các xã/thị trấn trên địa bàn huyện Gia Viễn như sau:

Bảng: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện Gia viễn, năm 2009

STT

Xã/ thị trấn

Lượng chất thải rắn phát sinh (tấn/năm)

Dân số (người)

Chất thải rắn

1

Thị trấn Me

5,830

1,064.00

2

Gia Thanh

6,175

676.2

3

Gia Xuân

4,110

450

4

Gia Trấn

6,057

663.2

5

Gia Tân

8,257

904.1

6

Gia Lập

7,252

794,1

7

Gia Vân

5,580

611

8

Gia Hòa

8,300

908.9

9

Gia Hưng

6,358

696.2

10

Liên Sơn

5,400

591.3

11

Gia Phú

6,120

670.1

12

Gia Thịnh

7,915

866.7

13

Gia Vượng

2,789

305.4

14

Gia Thắng

3,987

436.6

15

Gia Tiến

5,011

548.7

16

Gia Phương

4,505

493.3

17

Gia Trung

8,522

933.2

18

Gia Sinh

5,594

612.5

19

Gia Phong

4,096

448.5

20

Gia Minh

2,889

316.3

21

Gia Lạc

5,260

576

Tổng

120,007

13,566.3

 

 

Theo kết quả bảng trên và bản đồ trực quan bên dưới cho thấy, tổng lượng chất thải rắn năm 2009 phát sinh trên toàn huyện Gia Viễn là 13,566.3 tấn/năm. Đối với khu dân cư tập trung đông như thị trấn Me lượng chất thải thải phát sinh nhiều nhất, lên đến 1,064 tấn/năm. Với dân số chỉ khoảng 2,789 người, Gia Vượng là xã có khối lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất, khoảng 305.5 tấn/năm.

Hình: Bản đồ hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Viễn

Về thành phần chất thải rắn sinh hoạt của huyện Gia Viễn, phần lớn là chất thải rắn hữu cơ chiếm xấp xỉ 60%, chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ rất ít, các chất thải có thể tái chế được cũng không nhiều, do người dân đã thu lại để tái sử dụng hoặc bán cho các cơ sở thu gom phế liệu. Kết quả phân tích thành phần cơ bản chất thải rắn sinh hoạt tại các xã/thị trấn thuộc huyện Gia Viễn được trình bày trong hình dưới đây.

Hình: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của huyện Gia Viễn

Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

Theo kết quả điều tra, công tác thu gom xử lý chất thải sinh hoạt ở huyện Gia Viễn được thực hiện không đồng bộ ở các xã trên địa bàn huyện, phương tiện vận chuyển còn thô sơ, chất thải rắn không được xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

- Công tác thu gom, vận chuyển:

+ Hiện tại, huyện chưa có tổ chức chính thức hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, chỉ có 12/21 xã/thị trấn có các tổ, đội thu gom; tổng số người lao động hiện có của các tổ/đội vệ sinh môi trường là 125 người thuộc quản lý của UBND các xã/thị trấn; kinh phí hoạt động của tổ/đội này hầu hết được thu từ người dân với mức giá từ 1,500 đến 5,000 đồng/hộ/tháng, riêng xã Liên Sơn, kinh phí hoạt động được trích từ ngân sách xã.

+ Công tác thu gom: xe thu gom rác sẽ nhận rác tại đầu xóm và vận chuyển ra bãi rác; tần suất thu gom chất thải được thực hiện định kỳ 1- 2 lần/tuần; chỉ một số xã như Gia Phú, Gia Thanh, Gia Hòa và thị trấn Me tần suất thu gom cao hơn 1 lần/ngày. Lượng rác được thu gom về các bãi rác chiếm khoảng từ 50-70% lượng phát sinh; còn lại một số xã không thực hiện thu gom, rác phát sinh được đổ tùy tiện ra các khu vực đổ tự phát; chi tiết tình hình công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện được thể hiện trong bảng bên dưới.

Bảng: Hiện trạng công tác quản lý, thu gom chất thải rắn tại huyện Gia Viễn

TT

Tên xã/ thị trấn

Tổ thu gom

Số người thu gom (người)

Phương tiện thu gom

Tỷ lệ thu gom (%)

Tần suất thu gom

 

Thu phí hoạt động

Dự kiến khu xử lý rác (m2)

Ngân sách xã

Đóng góp người dân

đ/hộ/tháng

1

Gia Vượng

2

12

6 xe cải tiến

50 - 70

1 - 2 lần/tuần

 

2.500

Chưa

2

Gia Tân

9

18

9 xe cải tiến

50 - 70

2 lần/tuần

 

3.000

Chưa

3

Gia Phương

-

-

-

-

-

 

2.000 - 5.000

1.200

4

Gia Trấn

-

-

-

-

-

 

KTT

3.000

5

Gia Xuân

3

6

6 xe cải tiến

50

1 lần/tuần

 

2.000

Chưa

6

Gia Lập

1

8

4 xe chuyên dụng

50 - 70

1 - 2 lần/tuần

 

3.000 - 4.000

5.000

7

Gia Thắng

1

9

3 xe cải tiến

60

1 - 2 lần/tuần

 

2.000 -  4.000

600

8

Gia Lạc

-

-

-

-

0

 

KTT

10.000

9

Gia Minh

1

12

11 xe đẩy tay

70

1 - 2 lần/tuần

 

2.000

1500

10

Gia Phong

-

-

-

-

-

 

KTT

2.000

11

Gia Sinh

-

-

-

-

-

 

KTT

41.000

12

Gia Thịnh

1

7

1ô tô, 7 xe đẩy tay

60

1 - 2 lần/tuần

 

5.000

KTT

13

Gia Tiến

2

9

1 công nông, 2 xe đẩy tay

70

1 - 2 lần/tuần

 

1.500

Chưa

14

Gia Trung

-

-

-

-

-

 

 

10.000

15

Gia Phú

6

15

6 xe cải tiến

70

1 lần/ngày

 

Chưa

16

Gia Thanh

3

8

3 xe cải tiến

70

1 lần/ngày

 

 

3.000

17

Gia Vân

-

-

-

-

-

 

KTT

KTT

18

Gia Hòa

2

5

2 xe cải tiến

70

1 lần/ngày

 

4.000

6.000

19

Liên Sơn

-

-

-

-

-

 

2.000

20

Gia Hưng

-

-

-

-

-

 

KTT

5.000

21

Thị trấn Me

8

16

8 xe cải tiến

70

1 lần/ngày

 

KTT

KTT

Ghi chú: KTT - không có thông tin

- Công tác vận chuyển:

+ Phương tiện thu gom còn rất thô sơ, cơ sở vật chất, các trang thiết bị lao động và bảo hộ rất hạn chế; phần lớn các xã không có xe chuyên dụng để thu gom, chủ yếu sử dụng các xe cải tiến tự chế (50 xe), 1 xe ô tô (4 tấn), 4 xe chuyên dụng, 20 xe đẩy tay.

- Công tác xử lý rác thải sinh hoạt:

+ Phương án xử lý chất thải rắn hiện nay của các xã/thị trấn trong huyện là thu gom, đổ đống lộ thiên chất thải tại bãi rác và đốt tự nhiên để tiêu hủy rác thải khi đầy.

+ Tổng số bãi rác trên địa bàn huyện là 17 bãi rác tại 11/21 xã với tổng diện tích 23,700 m2, khoảng cách giữa các bãi đến khu dân cư gần nhất dao động từ 500 đến 3,000 m. Các bãi rác này chủ yếu là bãi rác lộ thiên, không hợp vệ sinh, có diện tích nhỏ, không có tường bao quanh, chưa có các giải pháp xử lý nước rỉ rác, phát sinh mùi hôi thối và nhiều ruồi nhặng. Đặc biệt, tại một số xã không có bãi rác đổ rác tập trung, rác thải được đổ bừa bãi ra ven mương, ven đường và tại các điểm đổ thải tự phát. Điều này đã gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nói chung và chất lượng nguồn nước nói riêng.

+ Quy hoạch xử lý chất thải rắn: hiện tại chưa có Quy hoạch cho toàn huyện chỉ có 13/21 xã/thị trấn có chấm điểm vị trí dự kiến quy hoạch, tổng diện tích các bãi rác dự kiến quy hoạch trong toàn huyện là 90,300 m2. Thông tin chi tiết hiện trạng các bãi rác trên địa bàn huyện Gia Viễn thể hiện trong bảng sau.

Bảng: Tổng hợp thông tin về các bãi rác trên địa bàn huyện Gia Viễn

TT

Tên xã/             thị trấn

Số lượng bãi rác

Diện tích (m2)

Khoảng cách bãi rác đến khu dân cư tập trung (m)

Phương pháp xử lý

1

Gia Vượng

1

3,000

500

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

2

Gia Tân

5

800

300

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

3

Gia Phương

1

1,200

550

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

4

Gia Trấn

0

0

-

Đổ đống tại nhiều vị trí nhỏ (vệ đường, bờ mương) và đốt

5

Gia Xuân

1

700

1,000

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

6

Gia Lập

1

400

800

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

7

Gia Thắng

1

600

2,000

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

8

Gia Lạc

0

0

-

Đổ đống tại nhiều vị trí nhỏ (vệ đường, bờ mương) và đốt

9

Gia Minh

3

1,500

1,000

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

10

Gia Phong

0

0

-

Đổ đống tại nhiều vị trí nhỏ (vệ đường, bờ mương) và đốt

11

Gia Sinh

0

0

-

Đổ đống tại nhiều vị trí nhỏ (vệ đường, bờ mương) và đốt

12

Gia Thịnh

0

0

-

Đổ vào bãi rác thị trấn Me

13

Gia Tiến

1

1,000

1,000

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

14

Gia Trung

0

0

-

Đổ đống tại nhiều vị trí nhỏ (vệ đường, bờ mương) và đốt

15

Gia Phú

0

0

-

Đổ vào bãi rác thị trấn Me

16

Gia Thanh

1

3,000

800

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

17

Gia Vân

0

0

-

Đổ đống tại nhiều vị trí nhỏ (vệ đường, bờ mương) và đốt

18

Gia Hòa

1

6,000

3,000

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

19

Liên Sơn

1

700

500

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

20

Gia Hưng

0

0

-

Đổ đống tại nhiều vị trí nhỏ (vệ đường, bờ mương) và đốt

21

Thị trấn Me

1

6,000

500

Lưu giữ, đổ đống chất thải lộ thiên và đốt tự nhiên khi đầy

 

III.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, hoặc các hoạt động sản xuất khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. Thành phần và tính chất của chất thải rắn công nghiệp rất đa dạng và tùy thuộc vào từng ngành nghề công nghiệp, từng loại dây chuyền công nghệ. Thành phần vật lý của chất thải rắn công nghiệp có thể là các chất hữu cơ, vô cơ hoặc cả hai.

Khối lượng phát sinh

Ngành công nghiệp của huyện Gia Viễn chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực khai thác đá gạch tuy nen, vôi củ, sản phẩm hương bia, may mặc, sản phẩm từ gỗ, sản phẩm kim loại, thêu ren, cót nan, xay xát, xi măng, tấm lợp, mỳ ăn liền… hàng ngày thải ra một lượng rác thải tương đối lớn.

Lượng chất thải rắn công nghiệp được tính toán dựa trên tỷ lệ so với chất thải rắn sinh hoạt đô thị chiếm từ 5 - 20%; có thể ước tính được lượng chất thải rắn công nghiệp trong năm 2009 của huyện là 53.2 tấn/năm.

Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý

Huyện Gia Viễn có một khu công nghiệp nằm trên địa bàn xã Gia Vân, hiện tại chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở khu vực này được đưa về khu quản ý rác thải rắn công nghiệp của thành phố Ninh Bình.

III.2.3. Chất thải rắn y tế

Chất thải y tế là những vật phẩm, bệnh phẩm, các loại hóa chất, vv… sinh ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện, trung tâm y tế. Đặc trưng của chất thải rắn y tế là có tính độc hại cao, với thành phần bao gồm hầu hết tất cả những lo

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn